Bạn nên biết hôm nay

Làm gì để trẻ không mắc Covid khi đi học lại?

Phụ huynh và giáo viên hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên, khử khuẩn các vật dụng, đảm bảo giãn cách và phòng học thông thoáng.

Thạc sĩ, bác sĩ kiều xuân thy (bệnh viện đại học y dược tp hcm cơ sở 3) chia sẻ, làm gì để phòng ngừa lây nhiễm covid-19 cho trẻ khi đi học trở lại là quan tâm hàng đầu của phụ huynh. nhiều cha mẹ lo ngại nguy cơ lây nhiễm sẽ diễn ra vì ở lứa tuổi học sinh, các em chưa ý thức đầy đủ những nguyên tắc bảo vệ bản thân.

Dưới đây là một số khuyến cáo phòng ngừa mắc covid-19 của trung tâm kiểm soát bệnh tật tp hcm và hệ thống y tế mayo clinic, mỹ:

Đeo khẩu trang

Đối với trẻ mầm non, phụ huynh cần đeo khẩu trang cho bản thân và cho trẻ khi đưa con đến trường, từ trường về nhà, hoặc khi tham gia giao thông công cộng. học sinh tiểu học, trung học cần đeo khẩu trang khi đến trường, trong lớp học (khuyến khích), khi ra về và khi cần thiết. việc đeo khẩu trang đặc biệt được chú ý ở những nơi khó duy trì khoảng cách, như trên xe buýt, tàu điện...

Chuẩn bị nhiều khẩu trang sạch dự phòng. Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cho khẩu trang vào túi sạch có kéo khóa khi con không sử dụng, hoặc làm ký hiệu dán nhãn trên khẩu trang của trẻ để không bị nhầm lẫn khẩu trang của trẻ khác.

Cha mẹ hướng dẫn trẻ thực hành đúng cách đeo và tháo khẩu trang, tránh chạm vào các phần vải bên ngoài. Nhắc con nên rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào khẩu trang, không chia sẻ, dùng chung, trao đổi khẩu trang với người khác, nói với con về tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang.

Lưu ý không đeo khẩu trang cho trẻ dưới hai tuổi, trẻ có vấn đề về hô hấp...

Làm sạch và khử trùng

Nhà trường cần khử khuẩn bề mặt tiếp xúc trước và sau khi học sinh đến - về; đảm bảo phòng học đủ thoáng mát, tốt nhất là thông khí tự nhiên; bổ sung kiến thức cơ bản về dịch bệnh và nâng cao ý thức của học sinh.

Việc làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc có thể giúp giảm nguy cơ lây bệnh. Chú ý các nơi thường xuyên chạm tay vào như tay nắm cửa, mặt bàn, vòi nước, tay vịn cầu thang...

Tiêm vaccine

Hiện Bộ Y tế đã phê duyệt vaccine Comirnaty của Pfizer-BioNTech và Spikevax của Moderna, tiêm cho trẻ 12-17 tuổi, tức từ lớp 7 đến lớp 12.

Các nghiên cứu cho thấy vaccine pfizer-biontech có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa covid-19 ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi, hiệu quả 91% trong việc ngăn ngừa bệnh nặng ở người từ 16 tuổi trở lên. tiêm vaccine covid-19 có thể giúp trẻ an toàn hơn khi đến trường và tham gia các hoạt động vui chơi.

Thực hiện giãn cách

Nhắc nhở trẻ về việc hạn chế tụ tập. Có thể tạo lối đi một chiều tại hành lang trường học, sử dụng thêm không gian ngoài trời để trẻ giải lao, ăn uống... Không nên sử dụng điều hòa; mở cửa sổ, bật quạt.

Giảm số lượng trẻ em đi xe buýt, giữ phòng học thông thoáng, sắp xếp bàn cùng quay mặt về một hướng. sử dụng các vách ngăn mica chắn giữa bàn ăn hoặc nơi có tiếp xúc gần. có thể chia học sinh thành các nhóm nhỏ và giảm sự tương tác giữa các nhóm nếu không cần thiết.

Vệ sinh tay

Kiên nhẫn hướng dẫn trẻ mầm non rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi đến trường, sau khi từ trường về nhà, khi thấy tay bẩn và khi cần thiết.

Trẻ lớn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi đến trường, sau khi ra chơi - nghỉ giữa giờ, khi từ trường về nhà, khi thấy tay bẩn và khi cần thiết. Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Không được khạc, nhổ, vứt rác hoặc khẩu trang bừa bãi. Không dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc, bình nước, khăn mặt... Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Nghỉ ở nhà nếu ốm

Không đưa trẻ đến trường nếu cha mẹ đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc đang có các biểu hiện sốt, ho, khó thở. Đo nhiệt độ và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ tại nhà; nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học và thông báo cho nhà trường, cơ sở y tế.

Dinh dưỡng

Theo bác sĩ Thy, phụ huynh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và duy trì tập luyện thể dục nhẹ nhàng cho trẻ để nâng cao đề kháng. Chế độ ăn đầy đủ vitamin C, chất xơ, đạm và bổ sung nước đầy đủ. Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc và duy trì các thói quen vệ sinh đúng cách khi ở trường và về nhà, đảm bảo sức khỏe để trẻ học tập đạt hiệu quả tốt nhất trong thời kỳ bình thường mới.

"Trường hợp trẻ ăn uống tại trường, ban giám hiệu cần đảm bảo việc mang khẩu trang liên tục với nhân viên phục vụ bếp ăn (trừ thời gian ăn uống), vệ sinh tay thường xuyên trước và sau khi làm việc. Đảm bảo không gian thoáng mát và khoảng cách giữa các trẻ trong giờ ăn", bác sĩ Thy khuyến cáo.

Học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội trở lại trường học, ngày 8/2. Ảnh: Giang Huy

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/lam-gi-de-tre-khong-mac-covid-khi-di-hoc-lai-4424935.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY