Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Lirystad: Thuốc điều trị đau thần kinh ngoại vi và trung ương

Đau thần kinh ngoại vi và trung ương. Rối loạn lo âu lan tỏa. Hỗ trợ điều trị động kinh cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể thứ phát

Nhà sản xuất

STADA-VN J.V.

Thành phần

Pregabalin.

Chỉ định/công dụng

Đau thần kinh ngoại vi và trung ương. Rối loạn lo âu lan tỏa. Hỗ trợ điều trị động kinh cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể thứ phát.

Liều dùng/hướng dẫn sử dụng

Người lớn: bắt đầu 150 mg/ngày chia 2 hoặc 3 lần, dựa trên đáp ứng và dung nạp (1)đau thần kinh: có thể tăng đến 300 mg/ngày sau 3-7 ngày, và nếu cần, đến liều tối đa 600 mg/ngày sau 7 ngày tiếp theo; (2)động kinh: có thể tăng đến 300 mg/ngày sau 1 tuần, liều tối đa 600 mg/ngày có thể đạt được sau một tuần nữa; (3)rối loạn lo âu lan tỏa (đánh giá lại thường xuyên nhu cầu điều trị): có thể tăng đến 300 mg/ngày sau 1 tuần, sau một tuần nữa có thể tăng đến 450 mg/ngày, liều tối đa 600 mg/ngày có thể đạt được sau một tuần nữa. Bệnh nhân (1)suy thận: chỉnh liều theo ClCr (đang thẩm phân máu: nên dùng liều bổ sung sau mỗi đợt thẩm phân kéo dài 4 giờ), (2)≥ 65t.: giảm liều. Ngưng dùng từ từ trong tối thiểu 1 tuần.

Cách dùng

Uống cùng hoặc không cùng thức ăn.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần Thuốc.

Thận trọng

Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng Thuốc. Có thể tăng sự xuất hiện chấn thương do ngã ở người cao tuổi. Mất ý thức, lú lẫn, sa sút tinh thần; ý định/hành vi Tu tu; tắc ruột, tắc liệt ruột, táo bón đã được báo cáo. Triệu chứng cai Thuốc. Co giật, bao gồm trạng thái động kinh và co giật cơn lớn, có thể xảy ra trong quá trình sử dụng/ngay sau khi ngưng dùng. Ngưng dùng nếu có phù mạch. Thai kỳ (nếu không thực sự cần); rối loạn di truyền về dung nạp galactose, thiếu Lapp lactase, rối loạn hấp thu glucose-galactose: không nên dùng. Lái xe, vận hành máy móc. Ngưng cho con bú hay ngưng dùng pregabalin: tính đến lợi ích của trẻ/mẹ.

Phản ứng phụ

Rất thường gặp: hoa mắt, buồn ngủ, nhức đầu. Thường gặp: viêm mũi họng; tăng thèm ăn; tâm trạng phấn khích, lú lẫn, khó chịu, mất phương hướng, mất ngủ, giảm ham muốn T*nh d*c; mất điều hòa, phối hợp bất thường, run, loạn vận ngôn, quên, suy giảm trí nhớ, rối loạn chú ý, dị cảm, giảm cảm giác, an thần, rối loạn thăng bằng, ngủ lịm; nhìn mờ, nhìn đôi; chóng mặt; nôn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, khô miệng; chuột rút, đau khớp, đau lưng, đau chân tay, co thắt cổ tử cung; rối loạn chức năng cương dương; phù ngoại vi, phù nề, dáng đi bất thường, ngã, cảm giác say rượu, cảm giác bất thường, mệt mỏi; tăng cân.

Tương tác

Pregabalin (1) có thể làm tăng tác dụng của ethanol và lorazepam, (2) làm tăng suy giảm chức năng nhận thức và vận động thô gây bởi oxycodon. Thuốc ức chế TKTW khác (có báo cáo suy hô hấp, hôn mê).

Phân loại (US)/thai kỳ          

Mức độ C: Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai ch*t hoặc các tác động khác) và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ; hoặc chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ hoặc trên động vật. Chỉ nên sử dụng các Thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.

Phân loại MIMS

Thuốc trị đau do bệnh lý thần kinh [Drugs for Neuropathic Pain]/Thuốc chống co giật [Anticonvulsants] /Thuốc giải lo âu [Anxiolytics]

Trình bày/đóng gói

Lirystad 150 Viên nang 150 mg; 2 × 14's; 4 × 14's; 4 × 7's.

Lirystad 75 Viên nang 75 mg; 2 × 14's; 4 × 14's; 4 × 7's.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/l/lirystad-thuoc-dieu-tri-dau-than-kinh-ngoai-vi-va-trung-uong/)

Tin cùng nội dung

  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY