Tin tức hôm nay

Tin tức

Lượng máu dự trữ không đủ cung cấp cho công tác điều trị

Tính đến trưa ngày 18-2, lượng máu dự trữ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chỉ còn 4.800 đơn vị máu; trong khi nhu cầu cho điều trị trung bình mỗi ngày cần đến 1.200 – 1.500 đơn vị máu.

Dịch Covid-19 liên tục diễn biến phức tạp từ trước Tết Nguyên đán đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tiếp nhận và cung cấp máu.

Ts bạch quốc khánh, viện trưởng viện huyết học – truyền máu trung ương cho biết, trước tết nguyên đán, đã có 30 đơn vị xin hoãn, hủy lịch tổ chức hiến máu với hơn tám nghìn đơn vị máu dự kiến tiếp nhận. sau kỳ nghỉ tết dài, viện huyết học – truyền máu trung ương lại nhận thông tin hoãn thêm khoảng 24 lịch hiến máu từ nay đến hết tháng 3 với dự kiến khoảng năm nghìn đơn vị máu.

Mặc dù cộng đồng đã rất quan tâm, ủng hộ, chia sẻ, không ngần ngại đến hiến tặng gần nghìn đơn vị máu trong những ngày giáp Tết, nhưng tổng cộng từ ngày 28-1 đến hết ngày 17-2, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chỉ tiếp nhận được 8.152 đơn vị máu. Trong đó, đã có gần một nghìn đơn vị máu được cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội hiến tặng (tiêu biểu như: Viện Huyết học – Truyền máu TƯ, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp…) và gần 900 đơn vị máu từ người thân của những bệnh nhân cần máu đang phải điều trị.

Lượng máu dự trữ không đủ cung cấp cho công tác điều trị -0 Lượng máu tiếp nhận còn thiếu so với nhu cầu điều trị.

Hiện nay nhu cầu sử dụng máu và các chế phẩm máu cho điều trị vẫn không hề giảm. cùng thời điểm trên (28-1 – 17-2), viện đã cung cấp 15.700 đơn vị khối hồng cầu cho các cơ sở y tế (chưa kể các loại chế phẩm khác), có ngày lên đến 2.500 đơn vị và cung cấp đến nhiều địa phương xa hoặc chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch như: quảng ninh, hải dương, thái nguyên, hòa bình, lạng sơn, bắc giang, thanh hóa, nam định, ninh bình…

“từ ngày 28-1 đến 17-2, viện cung cấp cho các cơ sở y tế gần 15 nghìn đơn vị máu, gấp đôi số lượng máu cung cấp so với mọi năm. mặc dù lượng máu cung cấp gần gấp đôi lượng máu tiếp nhận nhưng chỉ đáp ứng được 70 – 80% dự trù máu từ các bệnh viện. nguy cơ thiếu máu vẫn tiếp diễn trong những ngày tới”, bs khánh cho hay.

Trước nguy cơ thiếu máu điều trị, sáng 19-2, hơn 200 cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện đại học y hà nội đã tham gia chương trình hiến máu “blouse trắng – trái tim hồng”. theo pgs, ts nguyễn lân hiếu, giám đốc bv đại học y hà nội, việc thiếu máu là vấn đề rất lớn vì rất nhiều bệnh nhân đang ngồi chờ chữa trị vì không có nhóm máu phù hợp.

Để tổ chức hiến máu an toàn trong tình hình dịch covid-19, bv đại học y hà nội đã tổ chức đăng ký trước cho người hiến máu, loại bỏ xếp hàng lấy máu, sắp xếp nhiều bàn lấy máu và tổ chức trong khuôn viên rộng rãi hơn để bảo đảm giãn cách tối đa hai mét. các nhân viên lấy máu được tập huấn kỹ lưỡng, trang bị phòng hộ rất tốt : kính chắn tia, khẩu trang, khăn tay.

Đặc biệt, trước khi lấy máu, bệnh viện đã triển khai xét nghiệm Covid-19 toàn bộ cho cán bộ nhân viên, bảo đảm mức độ lây nhiễm thấp nhất.

Hoạt động hiến máu tình nguyện đã được duy trì tổ chức thường niên tại bệnh viện đại học y hà nội từ năm 2013 đến nay. từ năm 2017 đến nay, chương trình ý nghĩa này luôn được bệnh viện quan tâm, tổ chức ngay sau tết nguyên đán, nhiều lần tổ chức vào đúng mùng 8 tết. đối tượng hiến máu ngày càng được mở rộng; không chỉ có các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên bệnh viện mà còn có sự tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên trường đại học y hà nội, người nhà nhân viên, các đối tác của bệnh viện, các hội nhóm tình nguyện…

Lượng máu dự trữ không đủ cung cấp cho công tác điều trị -0 PGS, TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội.

Trong tám năm qua, lượng máu tiếp nhận tăng đều hằng năm, từ vài chục đơn vị máu trong lần đầu tiên tổ chức đến hơn 133 đơn vị (25-2-2017) đến 566 đơn vị máu được hiến tặng vào 14-2-2020. với khoảng 200-300 cán bộ y tế tham gia hiến máu hôm nay, dự kiến chương trình thu về được 200 đơn vị máu.

Ts bạch quốc khánh cho biết, ước tính nhu cầu máu cần cho cấp cứu và điều trị trong tháng 2 và tháng 3 của viện huyết học – truyền máu trung ương là khoảng 50 nghìn đơn vị máu. với các lịch hiến máu được duy trì đến thời điểm này thì vẫn còn thiếu khoảng hơn 20 nghìn đơn vị máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp cho 177 cơ sở y tế tại 28 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc (diện bao phủ xấp xỉ 41 triệu dân).

Lượng máu dự trữ không đủ cung cấp cho công tác điều trị -0 Dự kiến có khoảng 200 đơn vị máu được tiếp nhận tại BV Đại học Y Hà Nội.

Vì thế, viện huyết học – truyền máu trung ương kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu (đặc biệt là nhóm o, nhóm a) và hiến tiểu cầu; đồng thời mong muốn các cơ quan, đơn vị duy trì lịch hiến máu theo kế hoạch và tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân viên, người dân tham gia hiến máu.

Địa điểm hiến máu:

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội), từ 8 giờ đến 20 giờ tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).

các điểm hiến máu cố định tại hà nội: từ 8 giờ – 12 giờ và 13 giờ 30 phút – 17 giờ từ thứ 2 đến thứ 7: 26 lương ngọc quyến (quận hoàn kiếm); 132 quan nhân (quận thanh xuân); số 10, ngõ 122 đường láng (quận đống đa).

    Khắc phục tình trạng khan hiếm máu trầm trọng

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/luong-mau-du-tru-khong-du-cung-cap-cho-cong-tac-dieu-tri-635877/)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY