Trước hết cũng cần thống nhất về khái niệm của loại bệnh mang tính chất dịch dã nguy hiểm này, có như vậy mới có thể đưa ra được cách phòng và trị bệnh một cách có hiệu quả hơn.
Trước hết cũng cần thống nhất về khái niệm của loại bệnh mang tính chất "dịch dã" nguy hiểm này, có như vậy mới có thể đưa ra được cách phòng và trị bệnh một cách có hiệu quả hơn. Đông y nói chung và YHCT Việt Nam nói riêng không có khái niệm về bệnh "
sốt xuất huyết">
sốt xuất huyết" mà được xếp chung vào nhóm bệnh "ôn bệnh" và " ôn dịch".
Ngày nay, khoa học phát triển, người ta đã "vạch mặt, chỉ tên" virut Dengue là mầm bệnh do loại muỗi "Vằn" truyền bệnh từ người sang người. Do vậy, cái tên bệnh "
sốt xuất huyết">
sốt xuất huyết" hay "
sốt xuất huyết">
sốt xuất huyết Dengue" là chính xác và không cần bàn cãi. Có điều cũng không nên nhầm lẫn giữa "
sốt Dengue" với "
sốt xuất huyết Dengue">
sốt xuất huyết Dengue " vì chúng đều là một loại bệnh dịch, do loài muỗi "Vằn" (Aedes aegypti) là vật trung gian truyền bệnh từ người này sang người khác. Bệnh Dengue thường xảy ra đối với người lớn nhiều hơn với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi... và cũng không gây nguy hiểm nhiều đến tính mạng. Khác với loại sốt dịch này,
sốt xuất huyết Dengue, hay thường gọi là
sốt xuất huyết, một bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, song đa số là ở trẻ em, với triệu chứng của thời kỳ đầu là sốt cao, đau đầu, khó thở kèm theo đau bụng... đồng thời với các dấu hiệu của xuất huyết dưới da, nội tạng. Ở thời kỳ sau, hội chứng sốc
sốt xuất huyết có thể xảy ra do mất máu nhiều và tụt huyết áp. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng người bệnh. Nguyên tắc điều trị
sốt xuất huyết của YHCT cũng như của YHHĐ là điều trị theo triệu chứng là chính.
Đối với việc điều trị bệnh
sốt xuất huyết, YHCT dùng nguyên tắc đối lập về tính chất của Thuốc cổ truyền với triệu chứng của bệnh
sốt xuất huyết.
Ở thời kỳ đầu, triệu chứng của bệnh chủ yếu là sốt cao để rồi dẫn đến "bức huyết vong hành" tức là xuất huyết. Do đó về mặt Thuốc cổ truyền phải sử dụng một số vị trong nhóm Thuốc tân lương giải biểu để hạ nhiệt, như các vị Thuốc có vị đắng, ngọt, tính hàn, lương, sinh tân, chỉ khát: hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi, cỏ mực), rau má (tích tuyết thảo), mạn kinh tử... nên dùng dưới dạng Thuốc sắc, ngày 8-12g; có thể dùng loại tân lương giải biểu phối hợp với loại lương huyết chỉ huyết: sài hồ, mạn kinh tử, cỏ nhọ nồi, rau má, lá sen, mỗi thứ 10-12g, ngày 1 thang dưới dạng Thuốc sắc hoặc dùng loại Thuốc thanh nhiệt tả hỏa như thạch cao, tri mẫu, huyền sâm... với cổ phương: Bạch hổ thang: thạch cao 16g, tri mẫu 6g, ngạnh mễ 12g, cam thảo 6g, ngày 1 thang dưới dạng Thuốc sắc, cũng có thể dùng phương Lục nhất tán: hoạt thạch 6g, cam thảo 1g. Cam thảo rửa sạch, thái nhỏ, tán thành bột mịn, thạch cao nghiền thành bột mịn. Trộn đều hai thứ theo cách trộn bột kép, mỗi lần uống 8-10g, ngày 2-3 lần; hoặc dùng loại thanh nhiệt giải độc: bồ công anh, sài đất, liên kiều, kim ngân hoa, thổ phục linh... vì chúng có tác dụng tiêu viêm và đào thải các chất độc sinh ra trong quá trình bị bệnh. Đối với sốt dịch nói chung và
sốt xuất huyết nói riêng, việc sử dụng Thuốc cổ truyền ở giai đoạn đầu (độ 1, 2) có rất nhiều ưu điểm. Vì nó sẽ đưa lại sự hạ nhiệt từ từ, giúp cho cơ thể phát huy được khả năng chống đỡ bệnh tật tốt hơn. Thật ra, sốt cũng là phản ứng tích cực trong việc bảo vệ cơ thể. Vì virut gây bệnh đã kích thích cơ thể gây sốt nhưng chính những cơn sốt như vậy lại có tác dụng khống chế virut làm cho nó không phát triển. Do đó, nếu nóng vội mà hạ sốt ngay và dập tắt nhanh cơn sốt ngay từ lúc đầu cũng là điều bất lợi với cơ thể.
Khi đã có những dấu hiệu xuất huyết: xuất huyết dưới da, chảy máu mũi... cần dùng thêm các vị Thuốc mang tính lương huyết chỉ huyết như trắc bách diệp, lá sen, ngó sen, địa du... Các vị Thuốc chỉ huyết này cần tiến hành sao cháy để tăng khả năng cầm máu của chúng. Cần nhớ rằng ở giai đoạn này, tuyệt đối không sử dụng các vị Thuốc mang tính hoạt huyết như ngưu tất, hồng hoa, ích mẫu... và ngay cả từ giai đoạn đầu cũng phải tránh dùng các vị Thuốc có tác dụng hạ huyết áp. Tại sao như vậy? Vì đối với
sốt xuất huyết mà nói, ở giai đoạn sau, khi triệu chứng sốt đã giảm, ở một số trường hợp nặng do xuất huyết dưới da có thể lan rộng toàn thân, xuất huyết nội tạng quá nhiều, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, gan to... Bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn đến hội chứng sốc Dengue với biểu hiện: Bệnh nhân vật vã li bì, chân tay lạnh, nổi da gà, mạch nhanh, huyết áp hạ... các chỉ số bạch cầu, tiểu cầu giảm và hematocrit tăng, có thể dẫn đến Tu vong... Chính vì lẽ đó, trong cả quá trình điều trị không nên dùng những vị Thuốc có tác dụng hạ huyết áp như ngưu tất, câu đằng, hạ khô thảo, hoàng liên, hoàng cầm... Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân bị
sốt xuất huyết, thường là loại nhẹ, phần lớn được điều trị ở các tuyến cơ sở. Nếu sử dụng Thuốc cổ truyền không đúng cách sẽ là gánh nặng cho tuyến sau một khi cần phải chuyển viện. Và như vậy, vô hình chung do cách sử dụng Thuốc cổ truyền không phù hợp sẽ làm cho bệnh nhân
sốt xuất huyết nặng thêm.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh