Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Lưu ý khi tăng sức đề kháng phòng chống dịch COVID-19 bằng y học cổ truyền

PGS TS BS. Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biết, hiện vẫn chưa có Thu*c đặc trị cũng như vắc xin phòng ngừa đối với virus corona (COVID-19). Chính vì vậy, công tác phòng bệnh phải được nâng cao, một trong những cách phòng bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng.

Bộ Y tế vừa có công văn 1306/BYT-YDCT ngày 17/3/2020, gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cục Y tế Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; bệnh viện y học cổ truyền; khoa Lựa chọn Thu*c cổ truyền, phương pháp Thực hiện các quy định về bào chế, sản xuất Thu*c trong bệnh viện đảm bảo chất lượng, cung ứng Thu*c cho người bệnh nội trú, ngoại trú theo đúng quy định;

Tăng cường công tác truyền thông với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh để người bệnh, người nhà người bệnh chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch phù hợp;

Các chi phí khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền liên quan đến dịch bệnh do SAR-Cov-2 gây ra thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các cơ sở kinh doanh dược liệu, Thu*c cổ truyền phải: Đảm bảo chất lượng dược liệu, Thu*c cổ truyền, nguồn cung ứng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; không tăng giá dược liệu, Thu*c cổ truyền liên quan đến các biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng do SAR-Cov-2 gây ra kèm theo công văn này.

Theo PGS TS BS. Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biết, hiện vẫn chưa có Thu*c đặc trị cũng như vắc xin phòng ngừa đối với virus corona (COVID-19). Chính vì vậy, công tác phòng bệnh phải được nâng cao, một trong những cách phòng bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng. Khi sức đề kháng mạnh, hệ miễn dịch hoạt động tốt thì cơ thể có khả năng đối phó với nhiều yếu tố gây bệnh. Hơn nữa, nếu chẳng may bị nhiễm virus nCoV, sức đề kháng mạnh thì quá trình điều trị cũng trở nên thuận lợi và thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn.

Theo bác sĩ Bay trong đông y có nhiều loại thảo dược có thể hỗ trợ chữa các chứng viêm đường hô hấp trên, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Theo bác sĩ Bay, nếu nghi ngờ bị nhiễm virus hoặc muốn tăng sức đề kháng thì bạn có thể tham khảo một số bài Thu*c, dược liệu sau đây:

1. Quả hồi

Quả hồi có chứa tinh dầu, có tác dụng tăng sức đề kháng. Bác sĩ Bay cho biết, người ta đã nghiên cứu và chiết xuất tinh dầu trong quả hồi để sản xuất thành phần tamiflu để sử dụng cho những người bị nhiễm cúm SARS (2002 – 2003). Khi chiết xuất thì người ta sử dụng với liều lượng rất lớn kèm theo các phương pháp hóa học khác, nếu chúng ta chỉ ăn quả hồi bình thường thì nó có tác dụng tăng sức đề kháng.

2. Kim ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, cam thảo

Các công trình nghiên cứu cũng đã cho thấy kim ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, cam thảo khi cấu tạo thành bài Thu*c sẽ có tác dụng điều trị viêm đường hô hấp trên. Áp dụng khi bạn có triệu chứng như đau họng, viêm họng, hay các bệnh viêm đường hô hấp trên. Nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm bệnh thì vẫn có thể sử dụng bài Thu*c này.

3. Quế chi

Chế chi là loại thảo dược giúp làm ấm cơ thể, tăng cường khả năng kháng bệnh tốt.

4. Nước chanh sả

Nước chanh sả vừa là nước giải khát vừa giúp cơ thể tăng sức đề kháng, làm ấm cơ thể để phòng bệnh tốt hơn. Có thể nói, đây là loại nước thích hợp để uống mỗi ngày trong mùa dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

5. Nước gừng ấm

Nước gừng ấm pha với mật ong hoặc gừng, chanh và mật ong cũng là loại nước giúp làm ấm cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng. Nếu bạn đang bị cảm lạnh thì dùng liều lượng lớn hơn thường ngày. Theo bác sĩ Bay, mỗi ngày chỉ nên dùng gừng tươi từ 8 – 10g là tối đa.

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thích hợp với loại thảo dược khác nhau. Do đó, trước khi sử dụng loại thảo dược Đông y nào, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy Thu*c hoặc chuyên gia.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/luu-y-khi-tang-suc-de-khang-phong-chong-dich-covid-19-bang-y-hoc-co-truyen-20200319130520823.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.