Mụn sữa (hay còn gọi là nang kê) mà một trong những biểu hiện da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh, với 20% số lượng trẻ sơ sinh mắc phải. mụn sữa thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ 2-3 tuần tuổi, hoặc có thể sớm ngày từ 1 tuần tuổi với những đốm nhỏ li ti màu trắng như những hạt gạo.
Mật độ mọc mụn sữa nhiều hoặc ít tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng trẻ. mụn sữa có thể mọc ở những vùng trán, hai má, cánh mũi, lưng, ngực và cả chân tay. vì mụn sữa xuất hiện ở hầu hết trẻ sơ sinh nên cha mẹ cần phân biệt rõ giữa mụn sữa trắng ở trẻ sơ sinh với các loại mụn thịt, mụn trứng cá, rôm sảy để có hướng chữa trị phù hợp.
Vì sao mụn sữa lại xuất hiện nhiều ỏ trẻ sơ sinh là điều mà cha mẹ nào cũng thắc mắc nhưng khoa học vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân thích đáng gây nên mụn sữa. đến tận bây giờ, mọi người thường vẫn cho rằng nguyên nhân của mụn sữa là do:
- nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ. hoặc có thể do trong thời gian mang thai, mẹ hoặc trẻ bị các vấn đề về sức khỏe nên phải dùng Thu*c. và mụn sữa xuất hiện là do tác dụng phụ của Thu*c.
- khi trẻ quấy khóc quá nhiều hoặc khi da tiếp xúc nhiều với sữa mẹ, chất tẩy rửa sót lại trên quần áo hoặc nước bọt cũng làm mụn sữa mọc nhiều hơn.
- mẹ ăn quá nhiều đồ nóng mà hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu cũng có thể là nguyên nhân kích thích mụn sữa mọc nhiều.
Sự xuất hiện của mụn sữa trên mặt hoặc trên người ở trẻ sơ sinh thường không có gì nguy hiểm nhưng lại khiến mẹ “không vui” vì làn da bé mất đi vẻ đẹp. do đó, mẹ hãy tham khảo các cách chữa trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh sau nhé:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo da trẻ khô thoáng, cho trẻ mặc những loại đồ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng sữa tắm chuyên dành cho trẻ sơ sinh. Khi tắm xong, mẹ cần lau người thật khô, tránh kỳ cọ da trẻ mạnh khi tắm
- việc dị ứng với thức ăn cũng có thể gây mụn sữa cho trẻ do đó mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tránh cho trẻ ăn những món có thể gây dị ứng cho trẻ như hải sản, trứng, lạc…
- cho con bú trực tiếp cũng là cách hạn chế mụn sữa nên mẹ cần tránh ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ an toàn, không có các tác nhân có thể gây kích ứng cho trẻ.
- khi trẻ có mụn sữa mẹ không được sử dụng kem, dầu dưỡng ẩm và các loại Thu*c trị mụn để tự ý điều trị cho trẻ, vì dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da.
Đây chính là câu hỏi được nhiều mẹ đặt ra khi có con bị mụn sữa với mong muốn con nhanh hết mụn. theo dân gian, khi trẻ bị mụn sữa, mẹ có thể cho bé tắm bằng những loại lá sau để có thể nhanh lặn hết mụn sữa:
Khi trẻ bị mụn sữa, mẹ chỉ cần lấy một nắm là giềng, cọ sạch phần lông bám ở lá rồi cho vào nồi đun nước cho bé tắm 2 - 3 lần/tuần. Sau khi tắm xong mẹ nhớ tráng sạch lại cho bé bằng nước ấm.
Từ lâu, lá khế đã được lưu truyền trong dân gian như một phương Thu*c trị rôm sẩy, mẩn ngứa, viêm da cơ địa hiệu quả. vì theo đông y, lá khế có tính chất thanh nhiệt, khi phong chuyên dùng để trị các triệu chứng của phong. vì vậy, khi bé bị mụn sữa mẹ hoàn toàn có thể dùng lá khế dể tắm cho bé.
Mẹ hãy lấy một nắm lá khế cho vào nồi đun sôi lên, để nguội và lọc bỏ phần bã đi. Sau đó mẹ hãy tráng qua một lần nước ấm cho da bé sạch bụi bẩn và tắm cho bé bằng nước lá khế. Cuối cùng tráng lại bằng nước ấm đã đun để sạch hết lá còn dính trên da.
Mỗi tuần mẹ chỉ cần tắm 3 lần cho bé bằng nước lá khế là được vì trong lá khế có nhựa, tắm nhiều da bé sẽ bị xỉn màu.
Thực tế cho thấy, không có một biện pháp chữa trị hay chăm sóc nào đặc biệt để áp dụng cho mụn sữa trắng. loại mụn lành tính này sẽ tự mất đi sau vài tuần hoặc lâu hơn một chút nên mẹ không cần quá lo lắng khi thấy da dẻ bé không được mịn màng.
Nhưng mẹ cần cho bé đi khám da liễu nếu những đám mụn sữa ở trẻ sơ sinh có hiện tượng sưng đỏ, mưng mủ và ngày càng lan rộng, tránh để mụn làm tổn thương da bé.
Hy vọng với bài viết trên mẹ sẽ biết cách đánh bay mụn sữa trắng ở trẻ sơ sinh để bé có da khỏe mạnh, láng mịn nhé.
Chủ đề liên quan:
ăn dặm cách chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh cho con bu đánh bay dinh duong cho be mụn sữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh nuoi con sơ sinh trẻ sơ sinh