Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mẹ bầu ăn đủ các nhóm chất này mẹ đẹp con khỏe, thai kỳ vui vẻ

Chế độ ăn uống thời kỳ mang thai quyết định đến sự phát triển của thai nhi. Vậy, 5 nhóm chất mẹ bầu nhất định phải bổ sung trong thai kỳ là gì?

Để quá trình thai kỳ được trọn vẹn, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, bạn cần phải lên kế hoạch cho mình một thực đơn dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, đặc biệt trong đó không thể thiếu các nhóm chất sau:

Bổ sung canxi

Bổ sung canxi là điều không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu, bởi trong quá trình mang thai, em bé không thể tự tổng hợp canxi nên mẹ là nguồn canxi duy nhất cho bé, và nguồn canxi này sẽ được lấy chủ yếu từ xương và răng của mẹ. Từ tuần thai thứ 29 trở đi bé sẽ lấy của mẹ trung bình 250 mg Canxi/ngày để phục vụ cho việc tạo xương.

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày mẹ bầu nên bổ sung thêm những thực phẩm có chứa nhiều canxi: tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa. Để tăng thêm canxi trong khẩu phần, người mẹ mang thai cần uống thêm sữa giàu canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phomat, hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D để thai nhi luôn được phát triển khỏe mạnh.

Bổ sung sắt

Sắt tham gia vào thành phần của tế bào hồng cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy nên hết sức quan trọng, đặc biệt đối với thai phụ. Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa.

Chất sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như: rau ngót, rau muống, thịt, cá biển, ngũ cốc và các loại đỗ, nội tạng động vật… Phụ nữ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau đẻ 1 tháng.

Bổ sung đạm và chất béo

Bữa ăn của mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều chất đạm và chất béo để giúp xây dựng và phát triển cơ thể thai nhi. Chất đạm còn cần thiết cho quá trình tạo máu, phát triển của các tổ chức trong cơ thể mẹ, cần thiết cho phát triển của thai và rau thai.

Ngoài các chất đạm chất béo từ động vật như: trứng, tôm, cua, cá, thịt,…bạn cũng cần chú ý đến chất đạm từ nguồn thức ăn thực vật có lượng đạm cao, lại có thêm lượng chất béo tốt như đậu tương, đậu xanh, cá loại đậu khác, vừng, lạc...

Bổ sung các loại vitamin và yếu tố vi lượng

Các loại vitamin A, D, C, B1, B9, E,… rất cần thiết cho sự phát triển của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, bổ sung đầy đủ các nhóm vitamin trước và sau khi mang thai góp phần làm giảm nguy cơ sinh bé bị các bất thường dạng tự kỷ.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống vitamin có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua, các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…

Bổ sung iốt

Iốt là một chất rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện cho cả mẹ và bé. thiếu iốt ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai ch*t lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt nặng, trẻ sinh ra có thể kém phát triển trí tuệ với tổn thương não vĩnh viễn, bị các dị tật như: nói ngọng, mắt lác, câm, điếc,…

Mỗi ngày phụ nữ mang thai nên đảm bảo đủ 175- 200mcg iốt trong chế độ dinh dưỡng. Bạn có thể bổ sung nguồn thức ăn giàu iốt từ biển như cá biển, sò, rong biển... Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng cường iốt.

Theo Huyền Trần/ Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/me-bau-an-du-cac-nhom-chat-nay-me-dep-con-khoe-thai-ky-vui-ve-346699)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
  • Bệnh lây truyền qua quan hệ T*nh d*c, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ thai nghén.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY