Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mẹ bầu Lào Cai kể chuyện nghén nặng mùi chồng suốt 9 tháng thai kỳ: Cứ thấy chồng về là buồn nôn!

Nếu như nhiều chị em chỉ nghén 3 tháng đã thấy khổ sở lắm rồi thì mẹ bầu này nghén đúng đến lúc đẻ. Không chỉ thế, mẹ bầu Lào Cai còn nghén rất lạ: nghén mùi chồng.

Mang thai rồi sinh con, người phụ nữ nào cũng phải đối diện với những khó khăn, vất vả, đau đớn. Trong khi nhiều người may mắn vì

Tháng 7/2019, chị Thảo kết hôn với ông xã hơn 4 tuổi. Hai vợ chồng đều mong muốn có con luôn nên chị Thảo "thả" để có bầu. May mắn, em bé đã đến với anh chị trước lễ cưới 10 ngày.

Nhớ lại cảm giác cầm trên tay chiếc que thử 2 vạch, ban đầu chị Thảo không tin, sợ que hỏng. Vì mấy tháng trước bà mẹ trẻ mong con, thử que liên tục mà không thấy, đến lúc chán quá, không để ý nữa thì lại có tin vui bất ngờ.

Khi biết mình có tin vui là lúc em bé của chị Thảo đã được 6 tuần tuổi. Vừa hôm trước biết mình có bầu thì hôm sau chị Thảo bắt đầu ốm nghén luôn. Tuy nhiên, nếu hầu hết các mẹ bầu chỉ nghén hết tháng thứ ba thì chị Thảo nghén đúng đến lúc đẻ.

"Những món hồi con gái mình thích ăn thì lúc bầu mình không dám đụng vào, ăn bao nhiêu nôn hết bấy nhiêu. Đặc biệt là mình cũng không thèm ăn món gì, nghe mọi người bảo nghén thèm này thèm nọ rồi hành chồng đêm khuya đi mua đồ cho ăn nhưng mình thì lười ăn, người lúc nào cũng mệt.

Thời điểm ấy mình vẫn còn đang đi dạy nên phải cố nốt khoá, xong mình nghỉ luôn từ đó để đảm bảo sức khoẻ và chất lượng của lớp" - chị Thảo tâm sự.

Không chỉ nghén mỗi đồ ăn thức uống mà oái oăm thay, bà mẹ trẻ nghén luôn cả mùi chồng. Chị Thảo chia sẻ, ngày xưa thích mùi chồng bao nhiêu thì đến khi bầu bí thì lại sợ bấy nhiêu. Cả ngày khoẻ khoẻ được một chút, thấy chồng về là lại nôn thốc nôn tháo. Ba tháng đầu, chị sụt cân liên tục.

"Ông xã làm kinh doanh nên tối thường về muộn. Cứ khi nào chồng về là mình "ôm" luôn cái nhà vệ sinh, sợ mùi chồng lắm.

Mình bắt chồng phải tắm sạch sẽ nhưng không được tắm xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu, thậm chí không được đánh răng luôn vì mình sợ tất cả những mùi ấy. Chồng chỉ được tắm bằng nước trắng thôi. Thế nên cứ buổi sáng là chồng mình phải dậy sớm, tắm rửa lại một lần nữa rồi mới đi làm được" - mẹ 9x tiết lộ thêm.

Ban đầu, ông xã của chị Thảo cũng không tin là vợ bị nghén mùi của mình. Tính anh lại sạch sẽ, cả ngày ở cửa hàng người đầy bụi bặm tối về không tắm rửa sạch sẽ là không chịu được. Thỉnh thoảng, anh giấu vợ thử tắm bằng loại dầu tắm khác xem chị Thảo có đỡ hơn không nhưng tình hình chẳng cải thiện được chút nào. Nhiều đêm chị Thảo nôn liên tục, chồng khóc, vợ khóc, thương vợ thương con nên cuối cùng, ông xã của chị Thảo cũng chịu "thoả hiệp" để vợ khoẻ con khoẻ.

Vốn có tiền sử đau dạ dày nên chị Thảo còn bị nôn ra máu do xuất huyết. Mỗi lần nôn là ngực đau, nóng ran không thở được, uống nước mát cũng thấy bỏng rát khó chịu. Nhưng vì đang bầu bí nên chị Thảo cũng không thể điều trị được, chỉ cố gắng ăn uống cho tình trạng đỡ hơn.

Từ tháng thứ tư trở đi thì chị Thảo bắt đầu tăng cân. Tình trạng nôn vẫn chưa đỡ nhưng nôn xong chị lại kiếm đồ ăn để ăn bù vào. Chị Thảo bị áp lực tâm lý khá nhiều vì mọi người doạ không ăn sau này em bé ra đời sẽ bị còi cọc, chăm sóc vất vả, phải cố ăn cho con phát triển.

Được gia đình tẩm bổ hết sức nên suốt thai kỳ, chị Thảo tăng 17kg, chủ yếu tăng vào phần ngực và bụng nên bị rạn khá nhiều. Nhan sắc của bà mẹ trẻ cũng có chút phai tàn so với thời con gái.

Đau đẻ vật vã từ sáng đến tối muộn, cuối cùng vẫn phải mổ

Thai kỳ đã trải qua nhiều vất vả, hành trình đi đẻ của chị Thảo cũng gian nan không kém.

"Mình vỡ ối trước ngày dự kiến sinh 10 hôm, ông xã cuống cuồng đi gọi ông bà, thay đồ cho vợ mà tay run cầm cập. Sau khi nhập viện, mình bắt đầu trải qua những cơn đau đẻ, ngày càng dồn dập hơn. Đau từ sáng đến đầu giờ chiều thì lên bàn đẻ, bác sĩ truyền Thu*c kích sinh, cổ tử cung mở hai phân, các cơn gờ cứ đều đều, đau nhiều mà vẫn không tiến triển. Các mẹ khác đẻ cùng phòng lần lượt được gặp bé con còn mình cứ nằm đó chịu đau.

Sau đó bác sĩ khám trong liên tục, ấn bụng mình cảm giác cơn đau nhân lên cả chục lần. Mình đau quá không chịu nổi nên khóc ầm lên. Cuối cùng bác sĩ kết luận là cổ tử cung mình ngả sau, con nằm lệch một bên nên khó đẻ thường" - chị Thảo nhớ lại.

Đến 7 giờ tối, sau bao cố gắng để đẻ thường như tiêm Thu*c làm mềm tử cung, gây tê ngoài màng cứng, chị Thảo vẫn chỉ mở được 2 phân, đau vật vã mấy tiếng đồng hồ. Bác sĩ quyết định cho chị Thảo đi mổ. Mặc dù rất sợ mổ nhưng vật vã mãi với cơn đau mà vẫn chưa đẻ được nên lúc được chỉ định đi mổ chị Thảo cảm thấy như cuộc đời mình được cứu vớt.

Ca mổ diễn ra khá nhanh, chị Thảo không cảm thấy đau nữa nhưng lại khó thở. Chị còn bị dị ứng Thu*c nên mặt ngứa ran, nôn hết những gì đã ăn từ sáng.

Đau đớn vẫn chưa dừng lại ở đó, những ngày sau, bà mẹ trẻ tiếp tục đối diện với những cơn đau dạ con, đau lưng, đau háng, đau vết mổ, đau cương sữa... "Như một cơn ác mộng nhưng rồi cũng qua hết thôi. Nghĩ lại thấy người phụ nữ thiệt thòi nhưng cũng mạnh mẽ thật" - chị Thảo bày tỏ.

Trải qua bao vất vả, nhưng chị Thảo bằng lòng với kết quả tuyệt vời mà mình có được. Bây giờ ôm cô công chúa trong lòng, bà mẹ trẻ cảm thấy mọi thứ thật vi diệu. Đối với chị, khó khăn mấy, gian nan mấy, đau đớn mấy mà có được một đứa trẻ khoẻ mạnh, xinh xắn cũng thật đáng đánh đổi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/me-bau-lao-cai-ke-chuyen-nghen-nang-mui-chong-suot-9-thang-thai-ky-cu-thay-chong-la-buon-non-20200317104836411.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh lây truyền qua quan hệ T*nh d*c, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ thai nghén.
  • Tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai cho biết, bệnh viện này vừa tiến hành ghép mạch máu tự thân cho một bệnh nhân nam bị khỉ cắn đứt cơ, làm tê cứng từ cẳng tay đến bàn tay.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY