Tâm sự hôm nay

Mẹo bảo quản thực phẩm ngày nắng nóng

Mùa hè oi bức, nắng nóng, thực phẩm dễ bị ôi thiu nếu bạn không biết cách bảo quản. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để bạn bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon mà không lo mất chất.

Thông thường chúng ta hay dùng màng bọc thực phẩm để bảo quản thực phẩm">thực phẩm thừa cho vào tủ lạnh.

Nhưng điều này thì không nên, bởi màng bọc thực phẩm khi ốp sát vào thực phẩm">thực phẩm đã qua chế biến, đặc biệt là thực phẩm chứa dầu mỡ sẽ khiến chúng bị biến đổi dinh dưỡng.

Ngoài ra, nếu sử dụng màng bọc bảo quản không đảm bảo còn khiến thực phẩm">thực phẩm bị nhiễm độc.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên thực phẩm">bảo quản thực phẩm
còn thừa lại vào hộp riêng, đậy nắp kín rồi cho vào tủ lạnh, thực phẩm">thực phẩm sẽ tươi ngon và không bị ôi thiu.

Đối với canh thì không nên bảo quản quá 24 giờ trong tủ lạnh. Đồ kho, mặn nên để ở vị trí mát nhất, cũng không nên để quá 3 ngày.

Cơm thừa nên bỏ vào hộp trước khi bỏ vào tủ lạnh để tránh bị khô. Nếu nhà không có tủ lạnh bạn nên mở nắp và úp rổ thưa lên trên cho thoáng khí, để chỗ mát.

thực phẩm đã qua chế biến, vừa sử dụng xong phải đun sôi trở lại, để nguội rồi bỏ vào tủ lạnh, không để ở ngoài ở nhiệt độ bình thường quá 2 giờ.

Các món chiên, rôti...cần đổ ngập dầu rồi mới cho vào tủ lạnh để món ăn không bị khô.

Bảo quản thịt, cá trong ngăn đá tủ lạnh là cách tốt nhất để thực phẩm">thực phẩm không bị ôi thiu.

Tuy nhiên, để tránh trường hợp bị nhiễm khuẩn vì rã đông qua lại nhiều lần bạn nên chia thành các phần nhỏ tương ứng với từng bữa ăn của gia đình để tiện lợi cho việc rã đông và bảo quan thực phẩm an toàn.

- Giò chả , thịt nguội, nem chua: Trữ mát ở 0-50C

- Chả giò, thủy hải sản: Trữ đông ở nhiệt độ -25 đến -180C.

- Thịt bò, cừu, dê: Trữ đông tối đa là 7-10 ngày, không nên để quá lâu thịt sẽ mất chất.

- Thịt heo, gà, vịt: Trữ đông 7 ngày là tối đa.

- Cá chỉ nên tích trữ 3 ngày để cá được tươi ngon, không bị mất chất.

Để bảo quản tốt nhất các loại rau củ quả. Khi mua về bạn nên sơ chế trước. Nhặt các lá úa, cắt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

- Với bông cải, cải bắp: Bạn có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, nếu sử dụng ngay trong ngày hay tủ lạnh nhà bạn đã quá đầy bạn có thể bọc giấy báo kín lại, để nơi thoáng mát.

- Với các loại củ: Để ở những nơi mát mẻ, có độ ẩm nhất định sẽ giúp các loại củ để được từ 2-3 ngày. Nếu để được ở tủ lạnh sẽ giúp bạn bảo quản từ 5-7 ngày.

Trái cây nên rửa sạch, để ở chỗ mát ăn dần. Nếu khối lượng lớn bạn nên bọc lại vào nilon hay giấy báo rồi cho vào tủ lạnh.

Các loại trái cây cắt dở như dưa hấu nên dùng mang bọc bịp kín đầu cắt rồi hãy cho vào tủ lạnh để tránh bị khô.

Nếu trong trường hợp nhà bạn không có tủ lạnh, nên mùa thực phẩm ít một, đủ ăn trong ngày. Nếu không có thể bảo quản trong hộp thực phẩm, xếp vào thùng xốp rồi cho đá vào xung quanh để bảo quản.

Nếu phát hiện thực phẩm có mùi lạ thì tuyệt đối không nên dùng. Vì trong thời tiết oi bức thực phẩm rất dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập, gây biến đổi chất, gây mùi hôi,…nếu ăn những thực phẩm này nguy cơ ngộ độc rất cao.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-meo-bao-quan-thuc-pham-ngay-nang-nong-14923.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.