Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Mẹo chữa viêm phế quản tại nhà bạn nên biết để áp dụng

Bật mí những mẹo chữa viêm phế quản tại nhà không cần dùng đến Thu*c. Tham khảo ngay bài viết để biết thêm thông tin chi tiết.

bên cạnh việc dùng Thu*c, người bị viêm phế quản cấp tính có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên sau đây để cải thiện tình trạng bệnh.

8 Cách điều trị bệnh viêm phế quản ngay tại nhà

Thu*c tây giúp cải thiện triệu chứng viêm phế quản nhanh chóng nhưng không giúp giải quyết căn nguyên gây bệnh. bên cạnh đó, tác dụng phụ của Thu*c gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. nếu bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà sau đây để đảm bảo an toàn.

1/ Nghỉ ngơi nhiều

Viêm phế quản do nhiễm trùng kèm theo triệu chứng ho thường khiến người bệnh mệt mỏi. khi đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng, giúp bệnh mau hồi phục. nếu ho khiến bạn mất ngủ vào ban đêm, hãy sử dụng thêm một chiếc gối kê cao đầu để chất nhầy không bị lắng đọng trong cổ họng, gây kích ứng ho.

2/ Uống nhiều nước

Nước rất hữu ích trong việc điều trị viêm phế quản. chúng giúp làm loãng và đẩy dịch nhầy ra ngoài dễ dàng, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. bên cạnh đó, sốt do viêm phế quản có thể gây mất nước, mất cân bằng chất điện giải khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi. vì vậy, người bệnh cần uống nhiều nước để bù vào khoảng nước bị mất. bệnh nhân có thể sử dụng nước trái cây, nước trà thảo dược để thay thế nước lọc. tuy nhiên, không được dùng thức uống có chứa caffein và cồn. bởi chúng chính là nguyên nhân gây mất nước và khiến bệnh thêm tồi tệ.

3/ Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp rửa trôi chất nhầy dư thừa có trong vòm họng, giúp cải thiện triệu chứng ho, khó chịu do viêm phế quản gây ra. bên cạnh đó, nước muối có tính sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trong tương lai. các nhà nghiên cứu nhật bản đã thử nghiệm lâm sàng trên 400 tình nguyện viên. họ chia tình nguyện viên thành 3 nhóm, nhóm súc miệng bằng nước thường, một nhóm súc miệng bằng nước muối và nhóm còn lại duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày của họ.

Sau thử nghiệm, kết quả thật ngạc nhiên, nhóm người súc miệng bằng nước muối S*nh l* 3 lần mỗi ngày giúp làm giảm 36% nhiễm trùng đường hô hấp trên. Cách làm này hiệu nghiệm ngay cả với những người bị nhiễm trùng, nước muối giúp làm giảm triệu chứng bệnh ở họ.

4/ Trà gừng

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy gừng có tác dụng chống viêm giúp chống nhiễm trùng đường hô hấp. người bệnh có thể sử dụng gừng để điều trị viêm phế quản tại nhà bằng nhiều cách khác nhau. cụ thể:

    Nhai một vài lát gừng với ít muối rồi nuốt.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn, người bệnh nên dùng gừng từ tự nhiên thay vì uống bổ sung viên nang. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng gừng, người bệnh nên dùng với số lượng nhỏ, đặc biệt không nên dùng thường xuyên. Bởi gừng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây loãng máu,…

Đối tượng không nên dùng gừng để chữa viêm phế quản đó là:

    Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

5/ Dùng tỏi

Tỏi được xem như vị Thu*c quý được thiên nhiên ban tặng cho con người. Theo kết quả nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy, tỏi có công dụng trong việc ức chế sự phát triển của vi rút gây viêm phế quản. Đồng thời, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.

Người bệnh có thể ăn sống một vài tép tỏi mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh. Hoặc nếu không thích mùi hôi của tỏi, bệnh nhân có thể dùng viên nang tỏi để uống. Đối với trường hợp rối loạn chảy máu, không nên dùng tỏi để chữa bệnh. Ngoài ra, nên dùng với lượng nhở, bởi tỏi chứa nhiều acid có thể gây khó chịu dạ dày.

6/ Xông hơi nước

Hơi nước giúp phá vỡ, làm loãng chất nhầy, giúp tống khứ chất nhầy ra ngoài dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, hơi nước nóng còn kích thích mạch máu dưới da hoạt động, giúp các cơ thư giãn, giảm ho. Một trong những cách xông hơi dễ nhất là trong bồn tắm. Người bệnh mở nước nóng, đóng kín cửa cho hơi nước bốc lên. Hít thở thật sâu để hơi nước đi qua miệng và mũi, làm dịu niêm mạc.

Một lựa chọn khác cũng liên quan đến việc dùng hơi nước chữa viêm phế quản là người bệnh cho nước ấm và bát. dùng khăn trùm kín đầu và hít lấy hơi nước nóng bốc lên. người bệnh nên áp dụng cách làm này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. tuy nhiên, khi thực hiện, bệnh nhân nên kiểm tra nước trước. bởi nước quá nóng có thể gây kích ứng niêm mạc họng và mũi dẫn đến ho.

7/ Củ nghệ

Nghệ một loại gia vị được sử dụng chủ yếu trong thực phẩm của người Ấn Độ. Nghiên cứu năm 2011 cho thấy, nghệ có đặc tính kháng viêm và giúp làm tăng hoạt động của chất chống oxy hóa. Điều này có nghĩa, chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, đồng thời giúp làm giảm kích ứng, cải thiện tình trạng ho do viêm phế quản.

Người bệnh có thể sử dụng nghệ theo những cách sau đây:

    Hòa tan 1 muỗng cà phê bột nghệ vào 1 cốc nước ấm, thâm một ít mật ong và uống.

Không nên sử dụng nghệ thường xuyên như một loại Thu*c nếu bạn gặp phải các vấn đề này

    Bị rối loạn máu.

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, tốt nhất không nên sử dụng nghệ để điều trị viêm phế quản.

8/ Thay đổi lối sống

Người có lối sống lành mạnh thường có xu hướng ít bệnh tật hơn. và một lối sống lành mạnh không chỉ liên quan đến chế độ ăn uống và tập luyện mà nó còn có mối quan hệ mật thiết đến khả năng hồi phục bệnh ở bạn. vì vậy, để kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ mắc viêm phế quản trong tương lại, bệnh nhân nên thay đổi những điều dưới đây:

    Không nên hút Thu*c lá.

Trên đây là các biện pháp điều trị viêm phế quản tại nhà, người bệnh có thể áp dụng. với việc tự chăm sóc bệnh đúng cách có thể giúp bệnh phục hồi nhanh chóng. tuy nhiên, nếu triệu chứng viêm phế quản chuyển biến xấu gây khó thở, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-phe-quan-tai-nha)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY