Bé chào đời hôm nay

Mùa dịch bệnh thủy đậu ở trẻ em: Chi tiết cách điều trị và những kiêng kỵ

Thủy đậu có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Vì vậy bố mẹ cần phải nắm rõ các dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. bệnh lành tính nhưng lại dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. vì vậy mẹ cần phải nắm rõ các dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh để đảm bảo an toàn cho bé.

Nội dung bài viết bao gồm:

Dấu hiệu bệnh thủy đậu

Nguyên nhân bé bị thủy đậu

Cách điều trị khi bé bị thủy đậu

Khi bị thủy đậu, bé cần kiêng những gì?

DẤU HIỆU BÉ BỊ THỦY ĐẬU

Bệnh thủy đậu thường bắt đầu với việc bé bị sốt, nhức đầu, đau họng, hoặc đau đầu mà không bị phát ban. những triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày. bé sẽ sốt ở mức 38.3 - 38.8°c.

Bé sẽ nổi các mụn nước khắp người khi bị thủy đậu. (Ảnh minh họa)

Sau đó bé sẽ bị nổi các “nốt dạ” ở vùng bụng hoặc lưng, sau đó nó sẽ lan ra khắp cơ thể (bao gồm cả đầu, miệng, cánh tay, chân và bộ phận Sinh d*c).

Các nốt dạ ban đầu có dạng tròn nhỏ, trông giống mụn nhọt hoặc vết cắn của côn trùng. Chúng xuất hiện nhanh chóng từ 2 đến 4 ngày, sau đó phát triển thành các mụn nước, bóng nước. Sau đó các nốt dạ này sẽ khô đi, đóng vảy và tự khỏi trong vòng 4 đến 5 ngày.

Đối với các bé có hệ miễn dịch yếu hoặc các rối loạn da như eczema thì các nốt dạ có thể lây lan rộng và nghiêm trọng hơn.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM

Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. trẻ nhỏ dưới 12 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. bệnh lây lan rộng rãi vào mùa đông xuân.

Virus varicella-zoster (vzv) là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. loại virus này cũng có thể gây ra bệnh zona thần kinh. sau khi đã bị mắc bệnh thủy đậu thì virus này vẫn nằm yên ở trong cơ thể bé. mặc dù bệnh thủy đậu đã biến mất nhưng virus vzv có thể gây ra bệnh zona sau này.

Các triệu chứng của zona bao gồm ngứa, đau một vùng cơ thể và phát ban. may mắn là trẻ em và thanh thiếu niên thường chỉ bị mắc zona dạng nhẹ. các trường hợp zona nặng thường xảy ra ở người cao tuổi.

Các bé được tiêm chủng ngừa đậu mùa thường sẽ không bị zona khi lớn. Nếu bệnh zona xảy ra ở các bé tiêm chủng cũng sẽ nhẹ hơn và ít biến chứng hơn so với người không được tiêm chủng.

mua dich benh thuy dau o tre em: chi tiet cach dieu tri va nhung kieng ky - 3

Cho trẻ tiêm phòng vacxin thủy đậu theo lịch tiêm chủng mở rộng sẽ giúp ngăn ngừa bị bệnh. (ảnh minh họa)

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM

Bệnh thủy đậu do virus gây ra. vì vậy Thu*c kháng sinh sẽ không có tác dụng chữa bệnh. tuy nhiên đôi khi kháng sinh cũng được sử dụng nếu vi khuẩn xâm nhiễm vào các vết loét. trường hợp này khá phổ biến ở trẻ em vì chúng thường gãi.

Khi bé bị thủy đậu bố mẹ nên cho bé đi bệnh viện khám chữa. các bác sĩ sẽ quyết định quá trình điều trị dựa vào độ tuổi, sức khỏe và mức độ nhiễm trùng của bé. một loại Thu*c kháng virus có thể được kê đơn cho các bé bị thủy đậu có nguy cơ bị biến chứng.

Để giúp bé giảm sốt, bớt ngứa bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau tại nhà:

- khi bé bị thủy đậu bố mẹ cần cách ly bé khỏi những người khác trong nhà để phòng tránh lây bệnh. các đồ dùng cá nhân của bé như bát đũa, bàn chải, khăn mặt… phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ.

- Bố mẹ giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách cho bé tắm nước ấm và dùng khăn mềm mại để lau người nhẹ nhàng. Khi tắm cho bé cần tránh làm vỡ các nốt thủy đậu. Sau khi tắm xong dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho bé.

- Móng tay của bé nên được cắt ngắn và rửa sạch sẽ. Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ cần cho bé mang găng tay để tránh gãi làm xước các nốt thủy đậu.

- Cho bé uống nhiều nước, điều này giúp ngăn ngừa việc bé bị mất nước.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé nhanh khỏi bệnh. (Ảnh minh họa)

- cho bé ăn đồ ăn mềm, mát và nhạt vì bệnh thủy đậu có thể khiến cho việc ăn uống khó khăn. bố mẹ nên tránh cho bé ăn các loại đồ ăn có tính axit hoặc nhiều muối như nước cam, bánh quy. thực đơn của bé phải đa dạng và giàu chất dinh dưỡng để giúp tăng cường sức đề kháng.

- Cho bé mặc quần áo thoải mái không quá lạnh hoặc quá nóng. Quần áo nên được làm từ các loại vải mềm mát như vải bông.

BÉ BỊ THỦY ĐẬU CẦN KIÊNG NHỮNG GÌ?

Khi bé bị thủy đậu bố mẹ cần kiêng kị những việc sau:

- Kiêng dùng Thu*c aspirin: Không cho bé sử dụng aspirin vì nó có khả năng gây ra một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm gọi là hội chứng Reye, có thể dẫn đến suy gan và thậm chí Tu vong.

- Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu: Bố mẹ cần nhắc bé không gãi để tránh làm vỡ và xước các nốt thủy đậu. Vì khi các nốt dạ bị vỡ sẽ để lại sẹo, dễ bị nhiễm trùng và khiến bệnh lây lan sang các vùng da khác nhanh hơn.

- Kiêng dùng chung đồ: Để tránh lây lan bệnh bố mẹ cần cách ly bé khỏi mọi thành viên trong nhà. Đồ dùng của bé phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ.

- Kiêng gặp mọi người: Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan vì vậy bố mẹ nên cho bé nghỉ học khi bị bệnh.

Bác sĩ phi nga cho biết: “không có Thu*c đặc trị bệnh thủy đậu. phần lớn, là điều trị các triệu chứng như hạ sốt, chống ngứa, chống nhiễm trùng,… do vậy, khi thấy trẻ có cách triệu chứng của bệnh thủy đậu, các mẹ cần điều trị ngay và luôn bệnh cho con”.

Để điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ, cần phải:

- Cách ly trẻ bị bệnh để tránh lây lan với người khác. Mọi đồ dùng của trẻ như khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước… phải dùng riêng.

- Vệ sinh miệng và thân thể cho trẻ. Cần cho trẻ tắm bằng nước ấm, tránh làm vỡ các bỏng nước. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo.

- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn mềm và dễ tiêu hóa. Uống nhiều nước lọc, nước cam và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như chuối,…

Đặc biệt, khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh thủy đậu phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, tư vấn, theo dõi và điều trị bệnh kịp thời.

- cách phòng ngừa: theo bác sĩ phi nga, cần cho trẻ tránh xa người bệnh đang bị thủy đậu để tránh lây truyền. an toàn hơn cả là cho trẻ tiêm phòng vacxin thủy đậu theo lịch tiêm chủng mở rộng.

Theo Lê Ánh (Dịch từ Patient) (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/lam-me/mua-dich-benh-thuy-dau-o-tre-em-chi-tiet-cach-dieu-tri-va-nhung-kieng-ky-c10a344609.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY