Tình yêu và giới tính hôm nay

Mùa này dễ bị dị ứng da, nếu cảm thấy da ngứa ngáy, khó chịu, đừng dại dột mà làm 3 hành động tưởng chừng giúp giảm cơn ngứa

Vấn đề thường gặp và dễ thấy nhất là dị ứng da, viêm da. Nếu bị ngứa ngáy, khó chịu trên da, bạn đừng nên làm 3 hành động này nếu không muốn “làm hỏng” luôn làn da mịn màng của mình chỉ vì cơn ngứa.

Khi thời tiết có sự chuyển giao giữa các mùa hoặc đơn giản chỉ là có sự thay đổi nhỏ trong nhiệt độ cũng có thể gây nên rắc rối cho những người có cơ địa nhạy cảm. Dị ứng, viêm da là tình trạng bệnh lý mang lại cảm giác khó chịu phổ biến nhất là ngứa, đôi khi khiến da sưng tấy và tất nhiên có thể gây ra nhiều mức độ phát ban khác nhau.

Khi gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu này trên da, mỗi người lại có một cách giải quyết cơn ngứa khác nhau Tuy nhiên, phần nhiều phương pháp được sử dụng phổ biến để trị cơn ngứa vào thời điểm này đều mang lại hiệu quả khá mờ nhạt. Không chỉ không tốt cho tình trạng dị ứng da, mà nó còn có thể làm nặng thêm sự tổn thương da, kéo dài thời gian tự lành và gây nên sự nhiễm khuẩn ở da.

Nếu gặp phải tình trạng ngứa da do viêm hoặc dị ứng, tốt nhất bạn đừng nên làm 3 hành động này để làm giảm cơn ngứa bởi nó có thể phá hỏng làn da mịn màng của bạn.

1. Gãi bất chấp

Nhiều người cảm thấy rằng việc gãi khi bị ngứa, ngay cả khi gãi nhiều đến mức “trầy da tróc vảy”, cả chảy máu thì nó vẫn giúp họ làm giảm được cơn ngứa ngáy, tuy nhiên chắc hẳn ít người sẽ gãy đến mức đó.

Trên thực tế, việc làm này là hoàn toàn sai. Gãi giúp cho cơn ngứa tại thời điểm đó có thể giảm đi, tạm ngừng cảm giác khó chịu trên da, nhưng nó lại khiến da bị kích thích, gây tổn thương da và khiến tình trạng viêm, dị ứng của da trở nên nặng nề hơn.

Bạn gãi càng nhiều thì tình trạng kích ứng da càng tệ hơn, thậm chí có thể gây viêm mãn tính, càng khó khăn hơn để điều trị. Nếu gãi đến mức rách da, đây sẽ dễ dàng trở thành “cánh cửa” để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể làm nhiễm trùng da.

2. Ngâm nước nóng hoặc đắp khăn ấm lên chỗ ngứa

Một số người thường dùng hơi nóng để làm giảm cơn ngứa bằng cách ngâm nước nóng hoặc đắp khăn ấm. Nhiệt độ có thể giúp làm sạch cục bộ và làm thông khí lỗ chân lông rất tốt, khiến giảm cơn ngứa thông thường rất tốt.

Tuy nhiên, dùng cách này để xử lý cơn ngứa do viêm hoặc dị ứng da lại không phải cách không ngoan. Nước nóng hay khăn ấm sử dụng trên vùng da bị viêm có thể làm cơn ngứa dữ dội hơn.

Bởi dù kiểm soát nhiệt độ nước ở mức vừa phải, việc kích thích nhiệt này có thể lấn át cơn ngứa nhưng việc làm trên cũng kích thích da và làm nặng thêm tình trạng dị ứng, viêm, gây phản ứng viêm cục bộ. Thậm chí, nếu không được kiểm soát kĩ nhiệt độ có thể làm bỏng thì tình trạng còn tệ hơn nữa.

3. Bôi cồn

Cách này nghe có vẻ lạ tai nhưng vẫn có một số người thích bôi cồn lên vùng bị ngứa để khắc phục tình trạng này bởi họ nghĩ rằng cảm giác cồn lạnh mang đến giúp làm hết ngứa.

Nhưng thực chất cồn lại gây kích ứng da. Khi cồn tạo nên cảm giác lạnh da, nó cũng sẽ làm giãn mạch máu cục bộ. Khi cồn bay hơi, mất nhiệt lạnh và nhiệt độ trên da tăng, đi kèm với đó là tình trạng viêm da cũng tăng. Do đó, dù sử dụng cồn có thể giải quyết cơn ngứa tạm thời nhưng về lâu dài lại không có hiệu quả, thậm chí nếu sử dụng lặp lại nhiều lần có thể khiến tình trạng viêm, dị ứng càng nghiêm trọng.

Do đó, khi viêm da dị ứng, không nên sử dụng 3 biện pháp trên. Thay vào đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để xem xét tình trạng tổn thương da và có được sự chữa trị phù hợp nhất.

Để tránh gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do dị ứng, viêm da, bạn nên:

- Bảo vệ, tránh tiếp xúc da với các chất có thể gây dị ứng, chống nắng.

- Cố gắng sử dụng ít mỹ phẩm, đặc biệt là sau khi bị viêm da, để giảm kích ứng da.

- Nếu có thể, hãy để nhiệt độ nước tắm nên càng thấp càng tốt.

- Có thể sử dụng các sản phẩm dành cho trẻ em để tắm và chăm sóc da bởi chúng ít gây kích ứng cho da.

- Tránh thực phẩm gây kích ứng và dị ứng.

- Thư giãn và làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên cũng là cần thiết, làm giảm lo lắng và có lợi cho việc phục hồi.

Nguồn: TheHealthy, QQ, AsiaOne

Theo Báo dân sinh

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/mua-nay-de-bi-di-ung-da-neu-cam-thay-da-ngua-ngay-kho-chiu-dung-dai-dot-ma-lam-3-hanh-dong-tuong-chung-giup-giam-con-ngua-20200418140236839.chn)

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Khoảng 2-3 ngày nay sau khi ăn thì bụng trên, phần xương ức của tôi có cảm giác rất khó chịu và nóng, đặc biệt sau khi ăn cay.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY