Hiện nước ta có 16 dân tộc thiểu số (dtts) có số dân dưới 10.000 người. đó là những dtts rất ít người, điều kiện kinh tế khó khăn, là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. xuyên suốt những năm qua, cùng với những chính sách chung cho vùng dtts và miền núi, nhà nước còn ưu tiên hàng loạt các chính sách đặc thù, hỗ trợ, tạo điều kiện tối ưu để đồng bào các dân tộc rất ít người phát triển, kéo dần khoảng cách chênh lệch giữa các thành phần dân tộc.
Nhóm 16 dtts rất ít người ở nước ta gồm si la, ơ đu, brâu, rơ măm, pu péo, cống, mảng, bố y, lô lô, cờ lao, ngái, lự, pà thẻn, chứt, la ha, la hủ. họ tập trung nhiều ở 93 xã của 12 tỉnh: lai châu, điện biên, sơn la, hà giang, cao bằng, lào cai, yên bái, tuyên quang, nghệ an, hà tĩnh, quảng bình và kon tum.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho các dtts rất ít người phát triển, nhà nước đã có hàng loạt chính sách đặc thù, quan trọng, tập trung vào hai lĩnh vực chính là hỗ trợ giáo dục (quyết định số 2123/qđ-ttg năm 2010 và nghị định số 57/2017/nđ-cp) và hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội (quyết định số 1627/qđ-ttg, năm 2011 và quyết định số 2086/qđ-ttg, năm 2016).
Tại hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương đảng khóa xii, nghị quyết số 21-nq/tw ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới được ban hành và cũng xác định mục tiêu: "bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10.000 người, đặc biệt là những dân tộc có rất ít người".
Hay mới đây nhất là nghị định số 141/2020/nđ-cp quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (có hiệu lực thi hành từ ngày 23/1/2021. nghị định nêu rõ, người học là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển gồm người dân tộc thiểu số rất ít người; người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Những phụ nữ của tộc người La Hủ. Ảnh Quang Tới
Thông qua các chính sách đầu tư, hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa…), vấn đề nâng cao sức khỏe và chất lượng dân số đối với các dtts rất ít người đều được quan tâm. bên cạnh đó, những chính sách trên cũng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng dân tộc rất ít người phát triển. hạ tầng cơ sở từng bước được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc rất ít người được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. các nhu cầu về y tế, thông tin được đáp ứng; trẻ em được đến trường, học tập, rèn luyện, giảm dần các tệ nạn xã hội.
Dù đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế là các khu vực có đông đồng bào dtts sinh sống thì tình hình kinh tế phát triển vẫn không đồng đều, các dịch vụ xã hội cơ bản còn hạn chế, nhiều tập quán lạc hậu (tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…) vẫn còn tồn tại. đây cũng chính là nguyên nhân khiến công tác dân số ở vùng đồng bào các dtts rất ít người gặp rất nhiều trở ngại.
Bởi vậy, thời gian tới cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đồng bào dtts, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật để nâng cao chất lượng dân số. mặt khác, khi xây dựng và triển khai chính sách dân số cần lồng ghép trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực.
Theo đó, để nâng cao chất lượng dân số các dtts rất ít người, nhiều giải pháp cũng đã được các cấp, ngành, địa phương triển khai, lồng ghép trong các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng dtts và miền núi. từ các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển sản xuất… đời sống vật chất lẫn tinh thần của đồng bào các dtts rất ít người đã được nâng nên, góp phần cải thiện chất lượng dân số.
Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư phát triển y tế vùng dtts và miền núi, đồng bào dtts rất ít người ngày càng có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. đồng bào dtts rất ít người được khám chữa bệnh miễn phí và hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định…
Một góc ở bản Hà Xi, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, Lai Châu.
Có thể khẳng định, trong những năm qua, đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dân số cũng như trong tất cả lĩnh vực đời sống xã hội đối với các dtts ít người. quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã được thực hiện đầy đủ trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. kinh tế vùng dân tộc và miền núi có bước phát triển đáng kể, kết cấu hạ tầng vùng dân tộc và miền núi đã được cải thiện rõ rệt, góp phần đắc lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc. công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả to lớn. việc khám chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng dtts ngày càng được quan tâm với nhiều chính sách ưu tiên. điều này đã giúp tình hình chính trị, trật tự xã hội ở vùng dtts và miền núi cơ bản ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Ngày 10/4/2020 vừa qua, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 499/qđ-ttg phê duyệt chương trình "bảo vệ và phát triển các dtts rất ít người giai đoạn 2021 - 2030". đối tượng thực hiện của chương trình là đồng bào dtts rất ít người sinh sống tập trung trên địa bàn 12 tỉnh: cao bằng, hà giang, lào cai, yên bái, tuyên quang, lai châu, điện biên, sơn la, nghệ an, hà tĩnh, quảng bình, kon tum. mục tiêu tổng quát của chương trình là: "hỗ trợ cải thiện tình trạng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người cả về số lượng và chất lượng, nhằm đạt được mức sinh thay thế, giảm mạnh tỷ lệ Tu vong mẹ và trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sự phát triển đồng đều và bình đẳng giữa các dân tộc".
Chủ đề liên quan:
các dân tộc thiểu số chất lượng chất lượng dân số chính sách cuộc sống cuộc sống người dân dân số dân tộc dân tộc thiểu số đối với đồng bào dân tộc thiểu số hôn nhân cận huyết thống ít người khám chữa bệnh miễn phí nâng cao nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng dân số người dân thay đổi thay đổi cuộc sống