Sơ cấp cứu hôm nay

Nên chườm nóng hay chườm lạnh khi bị chấn thương?

48 giờ đầu sau chấn thương, tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp làm nóng vết thương như ngâm mình trong bồn nước nóng, dùng đèn sưởi, chườm túi nước nóng, bôi dầu deep heat…
Những động thái này làm gia tăng tình trạng xuất huyết tại nơi chấn thương, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trái lại, các biện pháp chườm lạnh lại tỏ ra rất hiệu quả.

Khi bị bong gân, căng cơ hay bầm dập phần mềm, luôn có tình trạng chảy máu ở tổ chức bên dưới. Tình trạng này có thể gây sưng, đau và khiến vết thương lâu lành. Chườm lạnh tỏ ra hiệu quả cả trong điều trị tức thì (48 giờ đầu sau chấn thương) và trong điều trị phục hồi (sau 48 giờ). Trong khi đó chườm nóng chỉ phát huy tác dụng trong điều trị phục hồi.

Chườm lạnh

Điều trị tức thì (48 giờ đầu sau chấn thương)

Mục tiêu lúc này là hạn chế tình trạng chảy máu và phù nề của tổ chức dưới da. Chườm lạnh có tác dụng:

1. Ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng sưng nề

2. Giảm co thắt cơ

3. Giảm đau

Điều trị phục hồi (hơn 48 giờ sau chấn thương)

Lúc này, hiện tượng xuất huyết đã ngừng, mục tiêu của điều trị là giúp cơ quan chấn thương">bị chấn thương phục hồi thông qua luyện tập. Chườm lạnh giúp giảm đau và giảm co thắt cơ, cho phép người bệnh cử động tốt hơn. Có thể chườm đá trong khi tập hoặc ngay trước khi tập. Bạn sẽ thấy ít bị đau hơn và các khớp cũng cử động dễ dàng hơn.

Cách làm túi đá
Có thể dùng đá lạnh bỏ vào túi nylon hoặc bọc trong khăn bông ướt.

Túi đậu hạt đông lạnh là dụng cụ rất tuyệt vời. Nó rã đông rất từ từ và có thể sử dụng nhiều lần.

Cũng có thể dùng túi chườm mua ở hiệu Thu*c.

Cách sử dụng túi chườm lạnh

Nếu vết thương kín, da không bị rách, không bị khâu:

1. Xoa một chút dầu baby oil lên vùng sẽ đặt túi chườm (có thể dùng bất cứ loại dầu gì, kể cả dầu ăn sạch).

2. Lót một miếng vải nỉ đã tẩm nước lạnh lên trên lớp dầu.

3. Đặt túi đá lạnh lên trên cùng.

4. Kiểm tra màu da sau 5 phút. Nếu da màu hồng nhạt hoặc đỏ thì nhấc túi ra. Nếu da không chuyển màu hồng thì tiếp tục chườm thêm 5-10 phút.

5. Chỉ cần chườm 20-30 phút. Kéo dài thời gian chẳng những không làm tăng hiệu quả mà còn có thể gây tổn thương da.

6. Ấn nhẹ nhàng lên túi đá có thể giúp làm tăng hiệu quả điều trị.

Chú ý:

1. Nếu da bị rách hoặc có vết khâu thì không được bôi dầu. Khi này cần lót một túi nylon lên vùng định chườm để vết thương không bị ướt (không cần lót miếng vải nỉ nữa).

2. Da có thể bị bỏng hoặc tê cóng nếu không được bôi dầu và lót vải.

Chườm bao lâu là đủ?

Lý tưởng nhất là chườm ngay trong vòng 5-10 phút sau khi chấn thương, chườm trong vòng 20-30 phút. Lặp lại sau mỗi 2-3 giờ (khi thức) trong vòng 24-48 giờ đầu.

Chườm nóng

Các biện pháp này chỉ hiệu quả khi chấn thương đã xảy ra hơn 48 giờ.

Các hình thức chườm nóng:

1.Túi chườm

2. Chai nước nóng

3. Đèn sưởi

4. Kem Deep Heat

Tác dụng của nhiệt:

1.Giãn mạch, tăng cường dòng máu tới vết thương.

2. Làm giãn cơ, dịu cơn đau.

Chỉ cần làm nóng vùng bị thương ở mức độ vừa phải, không dùng túi chườm quá nóng. Chú ý kiểm tra da đều đặn để tránh nguy cơ bị bỏng.

So với sử dụng nhiệt, chườm lạnh thường đem lại hiệu quả cao hơn và lâu dài hơn, nó cũng giúp gảm đau tốt hơn và lâu hơn.

Không chườm nóng hoặc lạnh:

1. Trên vùng da không được khỏe.

2. Trên vùng da ít cảm nhận sự nóng lạnh.

3. Trên vùng da có tuần hoàn máu kém.

4. Ở bệnh nhân tiểu đường.

5. Ở người đang bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, cũng không được chườm lạnh trên vùng vai trái nếu bạn bị bệnh tim

Không chườm lạnh ở phía trước và hai bên cổ.

Mangyte.vn
Theo BS Trần Thu Thủy - BV Nhi trung ương
VOV.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nen-chuom-nong-hay-chuom-lanh-khi-bi-chan-thuong-2546.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Khi bị tổn thương do va chạm, té ngã, nhiều bệnh nhân đã xử lý sai phương pháp, làm vết thương nặng hơn và để lại di chứng về sau…
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11-15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
  • Bạn trai tôi bị đái tháo nhạt sau chấn thương sọ não, uống hết 3 hộp Minirin nhưng vẫn còn cảm giác khát nước và đi tiểu nhiều lần.
  • Mangyte ơi, em vừa mới bị T*i n*n giao thông khi đi du lịch, bị gãy chân và xây xát nhiều nơi. Em đã bó bột ở bệnh viện nơi em du lịch rồi. Bệnh viện gần nhà em nhất là bệnh viện 175, nên em định đến đó điều trị và theo dõi tiếp. Không biết giá cả như thế nào? Mangyte giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều! (Minh Châu - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Dãn hoặc rách dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở vùng đầu gối.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY