Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ngoạn mục em bé chào đời khỏe mạnh từ người mẹ mang ung thư tuyến giáp, bị phù thai

MangYTe – Một bé sơ sinh của người mẹ mang ung thư tuyến giáp, tiểu đường thai kỳ và nhịp tim thai nhanh dẫn đến phù thai đã chào đời ngoạn mục với sự hợp sức của 3 bệnh viện.

Ngày 3/7, thông tin từ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện đã mổ đẻ thành công cho sản phụ mang ung thư tuyến giáp, tiểu đường thai kỳ và nhịp tim thai nhanh dẫn đến phù thai.

Bệnh nhân là chị N.T.Q, 41 tuổi, ở Hải Dương. Theo chị Quỳnh, vào chiều 28 Tết, chị đi khám thai bất ngờ biết nhịp tim của con tăng lên 260 nhịp/phút và cháu bị phù thai. Toàn bộ bụng, màng phổi và màng tim thai nhi đều có nhiều dịch, trong khi 3 tuần trước vẫn phát triển tốt. Các bác sĩ tại bệnh viện địa phương đều khẳng định không cứu được em bé vì tình trạng thai ngày càng tiến triển nặng lên. Không từ bỏ, vợ chồng chị Q. đã xin ra viện và tới Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Trực tiếp thăm khám cho chị là TS.BS. Đinh Thúy Linh - Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh (BV Phụ Sản Hà Nội) cho biết, lúc đó bệnh nhân đang mang thai được 26 tuần. Ngoài rối loạn nhịp tim, bệnh nhân được chẩn đoán là nhịp nhanh trên thất, còn bị phù toàn thân đã bước vào giai đoạn muộn của bệnh. Ngay lập tức, Trung tâm đã liên hệ với Trung tâm Tim mạch (BV Nhi Trung ương) để được hội chẩn cấp cứu về ca bệnh này.

Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật bắt thai nhi cho chị Q. Ảnh BVCC

Chị q. được nhập viện điều trị tim thai hằng ngày dưới sự theo dõi trực tiếp của các bác sĩ. sau một tháng, tình trạng hết hoàn toàn, dịch màng bụng, màng phổi đều không còn như một điều kỳ diệu, chị được xuất viện.

Một tuần sau khi về nhà, nhịp tim của con trở về bình thường thì nhịp tim mẹ lại chậm lại do tác dụng phụ của Thu*c. Chị Q. ngay lập tức phải nhập viện trở lại để theo dõi. Hội đồng liên viện tiếp túc hội chẩn. Lúc này, chị Q lại được phát hiện mình mắc tiểu đường thai kỳ và ung thư tuyến giáp. Do đang mang thai nên ung thư tiến triển nhanh, trong khi đó, em bé mới được 33 tuần, ở lại bụng mẹ thêm ngày nào cùng đều quý giá.

Một hội đồng hội chẩn mới lập tức được họp gồm bác sĩ của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện K để quyết định hướng điều trị, cố gắng giữ em bé trong bụng mẹ thêm 1 tháng nữa.

Ở tuần thai thứ 36, chị quỳnh xuất hiện mệt nhiều. cân nhắc tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành mổ đẻ sớm hơn dự kiến. ê kíp do pgs.ts.bs. nguyễn duy ánh - giám đốc trực tiếp phẫu thuật với sự hồi sức của ts.bs. nguyễn thanh hải - bệnh viện nhi trung ương và ths.bsckii. phạm thị thu phương - phó trưởng khoa sơ sinh cùng các bác sĩ bệnh viện phụ sản hà nội.

Với sự phối hợp của các bác sĩ liên viện, sau 10 tuần điều trị cố giữ thai, em bé đã chào đời khỏe mạnh với cân nặng 2600g, nhịp tim ổn định. Sau sinh, các bác sĩ đã chuyển bé sang Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị can thiệp tim mạch thành công, chữa dứt điểm bệnh lý rối loạn nhịp bẩm sinh.

Hà My

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/ngoan-muc-em-be-chao-doi-khoe-manh-tu-nguoi-me-mang-ung-thu-tuyen-giap-bi-phu-thai-20210703131946482.htm)

Tin cùng nội dung

  • Từ xa xưa, chúng ta thường quan niệm: “Xuân về không rượu chẳng có Xuân”. Nhưng nếu “ vui quá chén” không biết tự bảo vệ sức khỏe sẽ không có được niềm vui trọn vẹn trong dịp tết.
  • Ung thư tuyến giáp thông thường là một loại ung thư lành tính. Bệnh nhân có thể sống vài chục năm nếu được điều trị đúng và bài bản.
  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY