Dáng đẹp hôm nay

Ngủ trong phòng lạnh có tốt cho sức khỏe?

Việc ngủ trong phòng lạnh, mát mẻ sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn là ngủ trong phòng ấm.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với tổng thể của một người - tôi biết điều đó, bạn biết điều đó - các nghiên cứu đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, bạn có biết rằng nơi bạn ngủ và môi trường đóng vai trò quyết định chất lượng giấc ngủ của bạn không?

Theo các nghiên cứu, việc ngủ trong phòng lạnh, mát mẻ sẽ của bạn hơn là ngủ trong phòng ấm. Mặc dù ngủ trong 'phòng lạnh' nghe có vẻ không phải là một lựa chọn hàng đầu.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế chỉ ra rằng nó giúp tạo điều kiện cho bạn ngủ ngon hơn và giúp cơ thể giảm cân.

Lợi ích của việc ngủ trong phòng lạnh, mát mẻ

Có rất nhiều lợi ích đến từ việc ngủ ở phòng có nhiệt độ lạnh hơn. Nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Cũng lưu ý rằng, giấc ngủ thường bắt đầu khi nhiệt độ cơ thể chúng ta giảm, vì vậy một căn phòng lạnh, mát mẻ có thể kích thích chúng ta ngủ nhanh hơn.

Thúc đẩy giấc ngủ nhanh: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể bạn bắt đầu giảm nhiệt độ ngay trước khi bạn chìm vào giấc ngủ như một cách để bảo tồn năng lượng của bạn. Ngủ trong phòng lạnh, mát mẻ hơn sẽ giúp giảm nhiệt độ cơ thể một cách lành mạnh, từ đó giúp bạn ngủ nhanh hơn.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Một căn phòng mát mẻ có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bạn suốt đêm, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi cơ thể bạn mát đi một cách tự nhiên, bạn rơi vào một giấc ngủ sâu hơn, cho phép bạn thức dậy với cảm giác sảng khoái.

Cải thiện sự trao đổi chất: Cơ thể con người có các loại chất béo khác nhau, thường được xác định bởi các màu khác nhau. Mặc dù chất béo trắng là chất béo không lành mạnh và thường liên quan đến các bệnh như tiểu đường loại 2, chất béo màu nâu giúp cải thiện độ nhạy insulin và điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể bạn.

Và khi bạn ngủ trong phòng lạnh, cơ thể bạn sẽ tự nhiên phát triển nhiều chất béo màu nâu giúp đốt cháy để giữ ấm cho bạn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất một cách tự nhiên.

Giảm nguy cơ mắc một số bệnh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ trong phòng ở nhiệt độ khoảng 22°C giúp bạn tăng cường trao đổi chất, từ đó có thể giúp tránh nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường. Nó cũng đã được chỉ ra rằng sản xuất chất béo nâu có thể giúp bảo vệ con người khỏi nguy cơ béo phì đang gia tăng.

Ngăn ngừa chứng mất ngủ: Các nghiên cứu cho thấy những người bị mất ngủ thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn trước khi chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, việc ngủ trong căn phòng mát mẻ, cơ thể bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn, từ đó báo hiệu cho bộ não của bạn rằng đã đến giờ đi ngủ.

Giảm căng thẳng: Ngủ trong phòng lạnh, mát mẻ có thể giúp giảm mức độ căng thẳng và cải thiện tâm trạng của bạn.

Nhiệt độ nóng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thế nào?

Nhiệt độ trong không gian nơi bạn ngủ và mức độ thoải mái trong không gian đó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian ngủ của bạn. Khi bạn đi ngủ, điểm đặt nhiệt độ cơ thể của bạn (nhiệt độ mà não bạn đang cố gắng đạt được) sẽ giảm xuống.

Và nếu căn phòng quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể bạn sẽ khó phù hợp với điểm đặt. Vì vậy, nếu bạn đang ở trong một căn phòng mát mẻ, cơ thể sẽ dễ dàng đạt đến điểm đặt hơn và do đó giúp bạn dễ ngủ hơn.

Tuy nhiên, nếu phòng quá lạnh hoặc quá nóng, nhiều khả năng bạn sẽ thức dậy vì mức độ thoải mái của nhiệt độ phòng ngủ cũng đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh).

Bạn cần bao nhiêu giờ để ngủ?

Chất lượng giấc ngủ của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống của bạn. Điều đó bao gồm: năng suất, cân bằng cảm xúc, sức khỏe của tim, cân nặng và nhiều hơn nữa.

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (NSF), thời gian ngủ thích hợp cho các nhóm tuổi cụ thể như sau:

Trẻ sơ sinh (0 đến 3 tháng): 14 đến 17 giờ mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh (4 đến 11 tháng): 12 đến 15 giờ.

Trẻ mới biết đi (1 đến 2 tuổi): 11 đến 14 giờ.

Trẻ mẫu giáo (3 đến 5 tuổi): 10 đến 13 giờ.

Trẻ em ở độ tuổi đi học (6 đến 13 tuổi): 9 đến 11 giờ.

Thanh thiếu niên (14 đến 17 tuổi): 8 đến 10 giờ.

Người lớn (18 đến 64 tuổi): 7 đến 9 giờ.

Người lớn tuổi (trên 65 tuổi): 7 đến 8 giờ.

Một số lời khuyên để có giấc ngủ ngon

Ngoài ra, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), để có được giấc ngủ ngon, bạn có có thể thực hiện một số mẹo sau: Nhận đủ ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là ánh sáng sớm trong ngày; tránh tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là gần với giờ đi ngủ của bạn;

Tập thể dục hàng ngày và tránh tập thể dục gần giờ đi ngủ; tránh ăn uống, đặc biệt là rượu và thực phẩm giàu chất béo trước khi đi ngủ…

Có thể bạn quan tâm

4 loại thực phẩm phá hủy giấc ngủ nhưng rất nhiều người thích ăn

4 loại thực phẩm phá hủy giấc ngủ nhưng rất nhiều người thích ăn

4 cách dễ như kẹo giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon trong thai kỳ

4 cách dễ như kẹo giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon trong thai kỳ

Phát hiện gene có thể tác động đến giấc ngủ

Phát hiện gene có thể tác động đến giấc ngủ

Theo Theo boldsky

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/ngu-trong-phong-lanh-co-tot-cho-suc-khoe-20200515130358236.html)

Tin cùng nội dung

  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY