Khám bệnh hôm nay

Khoa khám bệnh là cơ sở ban đầu trong công tác khám chữa bệnh, tiếp nhận bệnh nhân khi đến viện. Chức năng của khoa khám bệnh bao gồm: khám chữa bệnh cho mọi đối tượng có nhu cầu (BHYT đúng tuyến, tự nguyện, khám dịch vụ theo yêu cầu); khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe các loại; khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các cá nhân và tập thể; lấy bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà, xét nghiệm theo yêu cầu; điều trị ban ngày theo yêu cầu.

Người bệnh đái tháo đường chuẩn bị gì khi đi khám bệnh?

Khi đi khám họ phải làm nhiều xét nghiệm, hơn nữa việc dùng Thu*c cũng phải đúng giờ, nên vào các buổi sáng ngày đi khám bệnh, các bệnh nhân thường rất lúng túng.

Chuẩn bị trước ngày đi khám bệnh:

- Uống đầy đủ và đúng giờ tất cả các loại Thu*c theo đơn hoặc sổ y bạ. Điều này giúp thầy Thu*c đánh giá chính xác hiệu quả điều trị. Nếu đã hết Thu*c mà chưa đi khám bệnh được theo hẹn thì nên mua tiếp Thu*c để duy trì kết quả điều trị.

- Thử đường máu ít nhất 3 ngày liên tiếp trước khi đi khám, các kết quả này sẽ giúp thầy Thu*c có cơ sở để điều chỉnh hoặc thay đổi chế độ điều trị cho người bệnh. Ngoài ra BN cũng không nên thay đổi nhiều chế độ ăn và tập luyện vì có thể ảnh hưởng nhiều đến kết quả xét nghiệm máu.

- Ghi lại những điều mà bạn thấy bất thường hoặc những điều bạn muốn biết... về bệnh, về biến chứng của bệnh ĐTĐ, về những loại Thu*c Đông y mà người khác mách cho bạn là có khả năng làm hạ đường máu... để hỏi bác sĩ.

- Nếu người bệnh phải làm xét nghiệm máu thì cần nhịn đói trước khi lấy máu ít nhất 8 giờ, vì vậykhông nên ăn sau 10 giờ đêm của ngày trước khi đi khám.

Bệnh nhân ĐTĐ cần mang gì đến phòng khám bệnh?

- Sổ y bạ để bác sĩ biết được các Thu*c BN đang dùng.

- Sổ ghi kết quả đo đường máu tại nhà. Càng có nhiều kết quả đo đường máu thì bác sĩ càng dễ đánh giá hiệu quả của điều trị cũng như thay đổi Thu*c hoặc liều lượng Thu*c. Trường hợp kết quả đường máu dao động thất thường hoặc nghi ngờ kết quả thử không chính xác thì nên mang theo cả máy đo và hộp que thử đến nhờ bác sĩ hoặc y tá kiểm tra lại.

- Với BN mới được điều trị bằng tiêm insulin thì nên mang theo bút hoặc bơm tiêm và lọ insulin để bác sĩ hoặc y tá kiểm tra xem tiêm có đúng liều lượng và kỹ thuật hay không.

- Nếu cần xét nghiệm nước tiểu thì có thể lấy nước tiểu từ nhà, tốt nhất lấy nước tiểu sau khi ngủ dậy, đựng vào một lọ sạch. Tuy nhiên nếu nhà BN ở xa, trời quá nóng khó bảo quản mẫu nước tiểu thì có thể lấy nước tiểu tại bệnh viện nhưng BN cần nhịn tiểu trước 3-4 giờ.

Cách dùng Thu*c vào buổi sáng ngày đi khám

- Thu*c hạ đường máu: Thông thường các BN sẽ nhịn đói khi đến khám, vì vậy họ không được tiêm insulin và/hoặc uống bất kỳ loại Thu*c hạ đường huyết nào. Tuy nhiên với những BN mà bác sĩ đề nghị họ kiểm tra đường máu sau ăn 2 giờ hoặc những BN có đo đường máu thường xuyên tại nhà và lần đi khám này không làm xét nghiệm máu thì ăn uống như bình thường và những người này cũng phải uống các Thu*c hạ đường máu hoặc tiêm insulin đúng giờ như những ngày trước đó.

- Thu*c hạ huyết áp: Các Thu*c hạ huyết áp ít ảnh hưởng đến kết quả đo đường máu nên các BN ĐTĐ vẫn uống Thu*c hạ huyết áp đúng giờ quy định.

- Các Thu*c hạ lipid máu hoặc aspirin: Nên tạm ngừng cho đến khi khám bệnh xong.

- Các Thu*c điều trị bệnh tim mạch phối hợp nên uống bình thường.

- Các Thu*c khác như Thu*c điều trị biến chứng thần kinh, biến chứng mắt... cũng có thể chưa cần uống cho đến khi khám bệnh xong.

Cần nói những điều gì với bác sĩ khi đi khám bệnh?

- Người bệnh cần nói với thầy Thu*c những bệnh mà họ mới được chẩn đoán vì nhiều loại Thu*c có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của Thu*c hạ đường máu hoặc đến tính chính xác của kết quả đo đường máu.

- Nói với bác sĩ tất cả những dấu hiệu lạ mà bản thân mới phát hiện như đau ngực, mắt nhìn mờ, tê bì chân tay... vì có thể đó là những biến chứng của bệnh ĐTĐ, đôi khi là những biến chứng rất nặng.

- Nếu bác sĩ quên thì người bệnh cần yêu cầu được đo cân nặng, đo huyết áp, đếm nhịp tim ở tất cả các lần khám. Ngoài ra mỗi 6-12 tháng cần yêu cầu được khám bàn chân, khám mắt.

Cần làm những xét nghiệm gì mỗi lần đi khám bệnh?

- Tùy tình trạng bệnh, mức độ của các biến chứng ĐTĐ mà người bệnh ĐTĐ có thể cần làm các xét nghiệm khác nhau và khoảng cách giữa các lần xét nghiệm cũng khác nhau.

- Nếu người bệnh không có máy đo đường máu cá nhân thì cần được làm xét nghiệm đường máu ở tất cả các lần khám.

- Các xét nghiệm mỡ máu (cholesterol, triglyceride, HDL-C, LDL-C); chức năng thận (ure, creatinin), acid uric, HbA1C và có thể cả men gan (ALT, AST) mỗi 3-6 tháng.

- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu nên được làm mỗi lần đi khám vì có nhiều giá trị như phát hiện biến chứng thận, nhiễm khuẩn tiết niệu...

- Các xét nghiệm khác như điện tim, soi đáy mắt cũng cần được thực hiện 3-6 tháng/lần kể cả khi không có triệu chứng gì. Lý do là ở BN ĐTĐ, các biến chứng võng mạc (đáy mắt), suy mạch vành (thậm chí cả nhồi máu cơ tim) có khi hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng nên nếu không làm xét nghiệm định kỳ thì có thể bỏ sót nhiều biến chứng, thậm chí cả biến chứng nặng.

- Một số người khi đến khám sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm nhất là khi thầy Thu*c nghi ngờ họ có những biến chứng đặc biệt, ví dụ xét nghiệm microalbumin niệu để phát hiện sớm biến chứng thận, xét nghiệm công thức máu khi BN có suy thận, siêu âm tim khi họ có suy tim, siêu âm bụng...

Theo Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nguoi-benh-dai-thao-duong-chuan-bi-gi-khi-di-kham-benh-n169547.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi ở Ninh Thuận, hè này đưa các cháu đi Sài Gòn chơi, nhân tiện muốn đến BV Chợ Rẫy khám bệnh đau vai gáy. Xem trên Mangyte thì thấy triệu chứng của tôi giống bệnh đó lắm. Nghe nói BV Chợ Rẫy có dịch vụ hẹn giờ qua điện thoại để đỡ phải chen chúc, nhờ Mangyte hướng dẫn tôi với! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Hiếu Minh - Ninh Thuận)
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Bố mẹ tôi dự định đi du lịch miền Tây 1 chuyến, lưu trú ở Cần Thơ. Tôi hơi e ngại vì bố tôi bị cao huyết áp, dù ông có uống Thu*c đều đặn nhưng tôi vẫn lo lắng. Nếu trong chuyến đi mà sức khỏe ông có vấn đề gì thì phải làm sao? Liệu có dịch vụ khám bệnh ở khách sạn không ạ? Tôi cảm ơn mangyte.vn rất nhiều! (Đại Phong – Bình Dương)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY