Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người dân mang theo đồ ăn, ghế ngồi cố thủ chờ xét nghiệm nhanh Covid-19

Dân trí Đoán biết được sẽ phải chờ nhiều giờ đồng hồ mới đến lượt xét nghiệm, nhiều người dân đã mang theo cả đồ ăn, thức uống và thậm chí là cả ghế ngồi để phòng bị. Ngày đầu cách ly toàn xã hội: Xử phạt, nhắc nhở người không đeo khẩu trang 400 kit xét nghiệm nhanh Covid-19 hết sạch chỉ sau 2 tiếng Nhiều nơi dọa phạt tù các trò đùa Cá tháng Tư liên quan tới Covid-19

Sáng nay, vì số lượng người đến xét nghiệm quá đông nên chỉ sau 2 tiếng, 400 kit xét nghiệm cho ca sáng đã được cấp phát hết. Nhiều người dân sau hàng giờ xếp hàng chờ xét nghiệm buộc phải đợi sang ca chiều. Thay vì về nhà, nhiều người lựa chọn giải pháp “cố thủ” tại vị trí xếp hàng qua giờ nghỉ trưa, để nhanh đến lượt vào xét nghiệm trong ca chiều sẽ bắt đầu vào 13h30.

Đoán biết được sẽ phải chờ nhiều giờ đồng hồ mới đến lượt xét nghiệm, nhiều người dân đã mang theo cả đồ ăn, thức uống và thậm chí là cả ghế ngồi để phòng bị. 

Chị G., một người dân đang xếp hàng chờ tới lượt xét nghiệm cho biết: “Tôi đến xếp hàng từ 9 giờ sáng nay, nghĩ rằng có thể sẽ phải chờ đến ca chiều mới được xét nghiệm nên đã mang theo nước suối đóng chai và bánh ngọt để ăn trưa”.

Cũng xếp hàng từ sáng tới giờ, anh T. chia sẻ: “Tôi đến từ lúc 8 giờ đã thấy rất đông. Tầm 9 giờ thì người ta thông báo hết số xét nghiệm buổi sáng và được mời về. Tôi sợ nếu về thì chiều lại phải xếp hàng từ đầu nên ở lại đây qua trưa, cũng nhờ thế mà giờ đã sắp đến lượt được xét nghiệm”.

Vì số lượng kit xét nghiệm có hạn nên Trạm chỉ xét nghiệm cho những người có giấy yêu cầu cách ly tại nhà của Phường hoặc có giấy khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 trở về sau. Sáng nay, Trạm cũng đã đặt các bảng thông báo 7 đối tượng được yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm, theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội, ở khu vực chờ xếp hàng trên đường Lương Định Của.

Cùng với đó, Trạm cũng cho dán thông báo Điều kiện khi đi xét nghiệm ở nhà vị trí quanh khu vực. Theo đó, Công dân khi đi xét nghiệm nhanh Covid-19 tại trạm xét nghiệm nhanh Trường THCS Đống Đa cần mang theo:

- Chứng minh thư, hộ khẩu thường trú tại quận Đống Đa (photo hoặc chụp ảnh).

- Quyết định cách ly y tế tại phường sở tại (thuộc địa bàn Quận Đống Đa).

Hầu hết người dân nắm được chủ trương nên đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trên tay, một số thì nhờ người thân mang đến bổ sung trước khi đến lượt.

Mặc dù đã dán thông báo nhưng cũng có không ít người dân không nắm được thông tin, sau khi đến lượt lấy số lại được mời ra về bổ sung giấy tờ, dù đã xếp hàng từ sáng.

Theo một cán bộ y tế của Trạm, buổi chiều ngày hôm nay Trạm cũng sẽ cấp phát 400 kit xét nghiệm nhanh Covid-19 giống như ca sáng. Trước tình hình số lượng người đến xét nghiệm tăng vọt, các lực lượng chức năng tại trạm xét nghiệm này cũng đã được tăng cường quân số.

Vào chiều hôm nay, khuôn viên của một trường mầm non đối diện Trường THCS Đống Đa cũng đã được trưng dụng làm chỗ gửi xe cho người đến xét nghiệm, trước tình trạng các vỉa hè đã quá tải.

Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, bác sĩ Trương Hữu Khanh Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, phân tích về kết quả test xét nghiệm nhanh với Covid-19.

Theo đó, đối với người bị bệnh sớm thì tùy theo mức độ sẽ có kết quả khác nhau. Khi tầm soát bằng test nhanh bằng biện pháp lấy máu để tìm kháng thể thì sẽ có 2-3 khả năng xảy ra:

- Khả năng thứ nhất, đang ủ bệnh nhưng chưa đủ thời gian thì cũng không thể tìm được kháng thể bởi kháng thể chỉ xuất hiện khi virus đã phải xâm nhập vào cơ thể một thời gian, lúc đó máu mới kích thích để sản sinh ra kháng thể.

- Thứ hai, chỉ khi nồng độ kháng thể đủ lớn thì test mới phát hiện được, còn nếu thấp quá thì cũng chưa phát hiện được.

- Thứ ba, khi kết quả kháng thể dương tính thì có khả năng họ bị bệnh từ lâu và đã khỏi bệnh hoặc có thể chéo với các chủng virus corona khác không phải chủng mới. Ví dụ, kháng thể của sốt xuất huyết cũng có thể chéo với kháng thể của viêm não Nhật Bản bởi hai dòng này là giống nhau.

Minh Nhật

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-dan-mang-theo-do-an-ghe-ngoi-co-thu-cho-xet-nghiem-nhanh-covid-19-20200401144446215.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY