Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người nghèo, đối tượng ưu đãi xã hội, trẻ em được hưởng quyền lợi thanh toán BHYT 100%

Sau 10 năm Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực, tỷ lệ tham gia BHYT tăng từ 45% vào năm 2009 lên 89,6% vào tháng 6/2019. Con số này đã vượt chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao là 88,1%

Đã có 89,6% người dân tham gia BHYT- vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao

Sau 10 năm Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực, tỷ lệ tham gia BHYT tăng từ 45% vào năm 2009 lên 89,6% vào tháng 6/2019. Con số này đã vượt chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao là 88,1%. Trong đó người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và các chính sách xã hội đã được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ mức đóng BHYT

Theo ông Phan Văn Toàn - Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), với kết quả này, mục tiêu đến năm 2020 có trên 90,7% dân số tham gia BHYT hoàn toàn có khả năng thực hiện được và phấn đấu tới năm 2025 có trên 95% dân số có BHYT theo mục tiêu mà Nghị quyết 20-NQ/TW đề ra.

Như vậy, hiện nay còn gần 11% dân số (khoảng 10 triệu người) chưa có BHYT, thuộc nhóm tham gia theo hộ gia đình, làm nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình, người lao động trong doanh nghiệp tư nhân và sinh viên.

“Một trong những lý do tỷ lệ tham gia BHYT gia tăng nhanh, vượt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao có liên quan đến chính sách và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tuyên truyền vận động có hiệu quả, chất lượng khám chữa bệnh BHYT, sự hài lòng của người bệnh ngày càng tăng, người dân đã tin tưởng và chính sách BHYT....”- ông Phan Văn Toàn nói

Quyền lợi của người tham gia BHYT luôn được đảm bảo và mở rộng

Trao đổi về quyền lợi của người tham gia BHYT, ông Phan Văn Toàn cho biết, người tham gia BHYT thuộc các nhóm khác nhau có các mức hưởng BHYT khác nhau: Người nghèo, ưu đãi xã hội, trẻ em được hưởng 100%; người cận nghèo, người nghỉ hưu hưởng mức 95%, và người lao động hưởng 80%.

Quyền lợi BHYT (Thu*c, vật tư y tế, kỹ thuật y tế…) được xác định trên cơ sở mức đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT, sự thay đổi về mô hình bệnh tật, sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế, khả năng cân đối quỹ BHYT và khả năng chi trả của người tham gia, nhất là hướng tới mục tiêu giảm chi tiền túi từ hộ gia đình cho chi tiêu y tế.

Nhìn chung, về khám chữa bệnh BHYT tương đối toàn diện và ngày càng được mở rộng. Danh mục Thu*c, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được sử dụng theo năng lực chuyên môn, tuyến chuyên môn kỹ thuật, vừa để đảm bảo của người có thẻ khi đến cơ sở y tế, vừa là yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế.

Quyền lợi của người tham gia BHYT luôn được đảm bảo và mở rộng

“Càng ngày việc tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của người tham gia BHYT càng thuận lợi. Đặc biệt, từ năm 2015, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, người sống ở xã đảo, huyện đảo khi khám chữa bệnh trái tuyến tại tuyến tỉnh, tuyến trung ương đều được hưởng đầy đủ quyền lợi. Từ năm 2016 người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến tại các cơ sở tuyến, xã tuyến huyện trong tỉnh và bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc đã được hưởng như khám chữa bệnh đúng tuyến (thông tuyến huyện)”- ông Phan Văn Toàn nhấn mạnh.

Song hành với việc mở rộng số người tham gia BHYT, ngành y tế cũng tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, để người dân yên tâm với hàng loạt biện pháp đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh.

Đặc biệt là đổi mới về quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm; đổi mới về quản lý, đổi mới về cách làm và đổi mới về phương pháp kiểm tra, đánh giá bệnh viện hàng năm: Cải tiến quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của các bệnh viện, giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh; Triển khai các đề án giảm tải, bác sĩ gia đình;

Thực hiện chương trình “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, quản lý BHYT để giảm thủ tục, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, thực hiện công khai, minh bạch các khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả.

Chưa điều chỉnh mức đóng BHYT trong thời gian tới

Trước mối lo của người dân về cân đối thu chi quỹ BHYT, đại diện Bộ Y tế cho biết, từ năm 2009, mức đóng được tăng từ 3% lên 4,5%, nên quỹ BHYT đã có kết dư (năm 2015 quỹ kết dư khoảng 52.000 tỷ đồng). Từ 2016 có điều chỉnh giá dịch vụ y tế, nhu cầu khám chữa bệnh tăng và các dịch vụ kỹ thuật mới, Thu*c mới được quỹ BHYT chi trả, nhưng quỹ BHYT vẫn đảm bảo cân đối thu - chi do có nguồn kết dư và nguồn quỹ dự phòng.

Dự kiến trong một vài năm tới chưa cần điều chỉnh mức đóng BHYT, do đó chưa tác động đến nguồn ngân sách nhà nước (hỗ trợ đóng cho ưu đãi xã hội, khó khăn) cũng như chưa tác động đến nguồn thu của các doanh nghiệp và người lao động.

Cùng với ngân sách nhà nước dành cho y tế, BHYT đã tạo ra nguồn tài chính công quan trọng cho việc khám chữa bệnh, nguồn chi từ quỹ BHYT đang trở thành nguồn thu chủ yếu của các bệnh viện, nhất là bệnh viện tuyến huyện (trên 80%).

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nguoi-ngheo-doi-tuong-uu-dai-xa-hoi-tre-em-duoc-huong-quyen-loi-thanh-toan-bhyt-100-n159665.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY