Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người phụ nữ phát hiện mắc COVID-19 sau 21 ngày về nước

MangYTe - Ngày thứ 21 sau khi từ Pháp về Việt Nam, ở lần xét nghiệm thứ 3, người phụ nữ 26 tuổi mới phát hiện mắc COVID-19 ở khu cách ly tập trung.

Bộ y tế vừa thông tin về ca mắc mới phát hiện ở việt nam. bệnh nhân 1505 là ca nhập cảnh, được cách ly ngay tại bình dương.

Nữ bệnh nhân 26 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại phường Vĩnh Tân, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Ngày 16/12, bệnh nhân trên từ Pháp nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN5010, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Bình Dương. Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 5/1, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Trước đó trên chuyến bay này đã ghi nhận 8 ca dương tính với SARS-CoV-2, được cách ly ngay tại Bình Dương.

Phát hiện mắc COVID-19 sau 21 ngày về nước - Ảnh 1.

Bộ Y tế vừa thông báo 1 ca mắc mới COVID-19. Ảnh minh hoạ

Đến nay, việt nam đã phát hiện 1.505 ca mắc covid-19. hôm nay có thêm 14 bệnh nhân covid-19 khỏi bệnh, nâng tổng số ca khỏi bệnh ở nước ta lên 1.353. 35 người đã Tu vong sau âm tính từ 3-4 lần. trong số các bệnh nhân đang điều trị có 27 người đã chuyển âm tính ít nhất một lần với sars-cov-2. hiện có gần 19.400 người đang cách ly phòng dịch.

Hôm qua, trong Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Trong đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì chỉ đạo thực hiện nghiêm việc rà soát các trường hợp công dân ở nước ngoài có nguyện vọng về nước, bảo đảm đúng đối tượng, lưu ý thực hiện bảo hộ công dân, tạo điều kiện cho các đối tượng là người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, người ra nước ngoài chữa bệnh, người hết hạn visa, hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn học tập… về nước.

Tạm dừng tổ chức các chuyến bay về Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có lây nhiễm chủng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và đang có dịch diễn biến phức tạp, trước hết là từ Anh, Nam Phi; giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải xác định cụ thể các nước để áp dụng biện pháp này.

Sáng 6/1, tại Hội nghị Y tế toàn quốc, Thủ tướng yêu cầu cương quyết, xử lý nghiêm, kể cả hành chính và hình sự, những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định phòng chống dịch.

Ông đề nghị thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các biện pháp ngành y tế, đặc biệt "thông điệp 5" của bộ y tế về phòng chống covid-19. các ngành chức năng như công an, quân đội, các tỉnh có biên giới cần các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn nhập cư trái phép. nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với biểu hiện lơ là, chủ quan, coi thường lợi ích cộng đồng trong phòng, chống dịch covid-19 để đón tết lành mạnh, an toàn...

Võ Thu

Phát hiện mắc COVID-19 sau 21 ngày về nước - Ảnh 2.

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/nguoi-phu-nu-phat-hien-mac-covid-19-sau-21-ngay-ve-nuoc-20210106180019536.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY