Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Người tuổi 50: dinh dưỡng sao cho đúng? về y học

Bằng sự chăm sóc sức khỏe từ sớm bao gồm tập thể dục thường xuyên, vừa sức, ngủ đủ giấc và dinh dưỡng khoa học sẽ giúp chúng ta làm giảm tác động của quá trình lão hóa lên cuộc sống, duy trì sức khỏe, sự minh mẫn và niềm vui sống.
Nhiều người quan niệm: tuổi 50 không cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, vì cơ thể không đòi hỏi nhiều năng lượng. Do vậy, họ có thói quen ăn uống tự do, ăn miễn sao thấy no mà không quan tâm đến thành phần dinh dưỡng bữa ăn nên hay bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng.

Việc ăn uống ở người tuổi 50 không đơn giản là chỉ ăn vừa no. Đơn cử: bắt đầu từ lứa tuổi 50, lượng cơ suy giảm ngày càng rõ rệt. Tuổi các lớn, lượng cơ càng mất đi. Protein là thành phần chính của cơ, cần cho duy trì khối cơ. Protein chất lượng cao giúp đáp ứng nhu cầu protein của người lớn. Tuy nhiên, hầu hết người cao tuổi ăn không đủ protein, dẫn đến giảm dự trữ cơ, giảm miễn dịch, tăng tổn thương da. Cung cấp thêm hơn 0,8g/kg/ ngày cho cơ thể giúp tăng đồng hóa protein cơ, ngừa mất khối cơ, cải thiện tình trạng mất sức ở người lớn tuổi.

Một số người dù đã 50 tuổi nhưng vẫn giữ thói quen ăn uống tự do, nghĩa là ăn theo sở thích, ăn mặn nhiều, ngọt nhiều, ăn nhiều chất béo từ động vật… Những cách ăn uống này có thể dẫn đến mập phì, bệnh cao huyết áp, bệnh mỡ máu và những bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

Ít người biết cách bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm thay thế khi cần. Sau những đợt bệnh ăn uống kém, hoặc sau thời gian dài mệt mỏi chán ăn dễ dẫn đến sụt cân, suy giảm sức khỏe.

Theo BS. CKII. Nguyễn Viết Quỳnh Thư (Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương), để người tuổi 50 giữ gìn sức khỏe, làm chậm lại các nguy cơ lão hóa, mau chóng lấy lại sức khỏe, cần lưu ý các nguyên tắc sau:

Phụ nữ: không hoạt động thể lực cần khoảng 1.600kcal, hoạt động thể lực nhẹ cần 1.800kcal, có lối sống tích cực cần khoảng 2.000 - 2.200kcal.

Nam giới: không hoạt động thể lực cần khoảng 2.000kcal, hoạt động thể lực nhẹ cần 2.200 - 2.400kcal, có lối sống tích cực cần khoảng 2.400 - 2.800kcal.

chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất:

Chất đạm: Nguồn chất đạm có thể lấy từ: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ... Phân bố đạm đồng đều trong các cữ ăn sẽ giúp tổng hợp protein ở mức tối ưu. Nhu cầu chất đạm: 1 - 1,2g/kg/ngày (chung), 1,2-1,5g/kg/ngày (nếu có bệnh cấp, mạn, trừ bệnh thận mãn chưa lọc thận), 2g/kg/ngày (nếu có bệnh nặng, chấn thương).

Chất béo: chiếm 20% - 30% tổng năng lượng, cần hạn chế các loại chất béo no (có trong mỡ, da, phủ tạng động vật và chất béo transfat, trong những thực phẩm dùng dầu chiên qua chiên lại nhiều lần như: gà rán, khoai tây chiên…) và tăng cường các chất béo không no một nối đôi như Omega 3, Omega 6. Nên ăn ít nhất 3 lần cá mỗi tuần, ưu tiên những loại cá biển sâu như: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mũi kiếm... là nguồn cung cấp acid béo Omega 3 dồi dào tốt cho hệ tim mạch. Omega 6 có nhiều trong những loại dầu thực vật như: dầu hướng dương, dầu nành, dầu mè…

Chất bột đường: chiếm 50 - 60% tổng năng lượng. Nên dùng ít nhất phân nửa phần ngũ cốc là nguyên vỏ, nguyên hạt như các loại đậu đỗ, gạo lứt còn cám, các loại khoai, bắp…

Vitamin và khoáng chất: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi: để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Đây còn là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trung bình người từ tuổi 50 cần khoảng 300 - 400g rau xanh, 200 - 300g trái cây mỗi ngày.

Ở Việt Nam, tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi ở mức 20% - 40% tùy vùng, đặc biệt thiếu hụt vi chất. Để đảm bảo vi chất cần thiết, ngoài việc khẩu phần ăn mỗi ngày phải đủ 4 nhóm chất cơ bản còn phải có ít nhất 15 loại thực phẩm. Điều này khó thực hiện đối với người sau 50. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên rằng từ sau 50 tuổi cần phải uống sữa bổ sung dinh dưỡng, ưu tiên loại sữa giàu vitamin và khoáng chất tương đương 2 ly sữa mỗi ngày. TS. BS. Lưu Ngân Tâm (Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết, các loại acid amin thiết yếu và không thiết yếu là những loại acid amin dễ tiêu hóa, dễ hấp thu sẽ thúc đẩy tổng hợp protein, làm tăng sức cơ, tăng phục hồi thể lực, cải thiện chất lượng cơ cho người lớn tuổi. Do vậy, việc uống sữa mỗi ngày giúp người lớn tuổi bù đắp các thiếu hụt dinh dưỡng, duy trì sức khỏe và tăng sức đề kháng.

dinh dưỡng:

Duy trì cân nặng nên có

(theo BMI).

Áp dụng tháp dinh dưỡng trong lựa chọn thực phẩm.

Ăn đa dạng các loại ngũ cốc, đạc biệt chú ý ngũ cốc

nguyên hạt.

Ăn nhiều trái cây và rau xanh hằng ngày.

Đảm bảo an toàn thực phẩm.

Khẩu phần ăn ít cholesterol và chất béo bão hòa.

Chọn thực phẩm và đồ uống có ít đường.

Ít muối.

Hạn chế uống đồ uống có cồn và chất kích thích.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, cần tập luyện thể lực hàng ngày, vừa sức.

(TS.BS. Từ Ngữ - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam)

dinh dưỡng

Các nhà khoa học dinh dưỡng đã xây dựng tháp dinh dưỡng để mọi người dễ dàng áp dụng, gồm 7 phần: ngũ cốc, rau củ, quả, thịt cá trứng…, dầu mỡ, đường và muối. Theo TS. BS. Từ Ngữ, người tuổi 50 có thể dựa vào tháp này để có sức khỏe tốt, nhưng mỗi người tùy sức khỏe và thể trạng của mình để điều chỉnh và áp dụng theo lời khuyên ở trên.

Theo chiều từ đỉnh tháp xuống đến đáy tháp dinh dưỡng thì các nhóm thực phẩm được khuyên ăn với số lượng từ ít đến nhiều.

Đỉnh tháp là nhóm thực phẩm mà bạn nên ăn hạn chế, vì nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (ví dụ như muối, đường…).

Càng xuống phía dưới tháp thì lượng thực phẩm tiêu thụ càng tăng lên ở mức độ nhất định (ví dụ 12kg lương thực cho 1 người trong 1 tháng).

(Nguồn: Viện dinh dưỡng Việt Nam)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguoi-tuoi-50-dinh-duong-sao-cho-dung-ve-y-hoc-15297.html)

Tin cùng nội dung

  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.