Dinh dưỡng hôm nay

Nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng dịp Tết

Vào dịp Tết, ăn uống không phù hợp có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng kể cả khi giảm cân hay tăng cân, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tốc độ tăng trưởng tối ưu của trẻ.

Theo thạc sĩ, bác sĩ trần thị hồng loan - bác sĩ dinh dưỡng tại hệ thống phòng khám dinh dưỡng nutrihome, nhiều phụ huynh cho rằng dịp tết có vô vàn món ăn ngon, bổ dưỡng. nếu cho trẻ ăn uống thoả thích trong dịp tết cũng không ảnh hưởng gì. một số phụ huynh lại chủ quan nghĩ cho trẻ uống một ly sữa nhỏ và ăn thêm bánh mứt có sẵn vậy là đủ chất.

"phụ huynh thường có tâm lý nếu trẻ bị sụt cân hay tăng cân vào dịp tết thì cũng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường, không có gì đáng lo ngại. tâm lý này đang góp phần khiến trẻ không có chế độ dinh dưỡng phù hợp" – bác sĩ hồng loan nói.

Ngày Tết có nhiều thức ăn ngon nhưng trẻ vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Theo bác sĩ loan, dịp tết là khoảng thời gian trẻ dễ gặp phải các vấn đề về dinh dưỡng. hậu quả có thể kéo dài mà phụ huynh không lường trước được. vấn đề dinh dưỡng thường gặp nhất là trẻ ăn uống mất cân đối dẫn đến thừa chất này thiếu chất kia. đáng lưu ý, trẻ sụt cân hay tăng cân vào ngày tết đều có thể bị suy dinh dưỡng.

ví dụ, nếu trẻ ăn nhiều bánh chưng, bánh tét, giò thủ, thịt kho hột vịt, thịt nguội, lạp xưởng, bánh mứt, uống nước ngọt... thì trẻ sẽ thừa chất đạm, chất béo, tinh bột, đường nhưng lại thiếu các loại vitamin và khoáng chất. trẻ càng ăn nhiều càng dễ tăng cân và tình trạng thừa chất này thiếu chất kia càng nghiêm trọng.

với trẻ đang nhẹ cân, còi cọc, biếng ăn, việc ăn uống qua loa, bỏ bữa, ăn thiếu cân đối khiến trẻ đứng trước nguy cơ suy dinh dưỡng nặng hơn.

bác sĩ loan cho biết, giờ giấc sinh hoạt, ăn uống bị xáo trộn, trẻ ham chơi thức khuya, dậy muộn, bỏ bữa, ăn thiếu vi chất làm giảm sức đề kháng... còn khiến trẻ gặp phải các vấn đề dinh dưỡng khác như biếng ăn, táo bón, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, dễ mắc bệnh vặt...

trẻ em chỉ cần gặp vấn đề dinh dưỡng trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng, kìm hãm tốc độ tăng trưởng tối ưu đều đặn mà trẻ cần phải có. từ đó trẻ bị mất đi cân nặng và chiều cao quý giá. các vấn đề dinh dưỡng này có thể không dừng lại sau tết mà còn "theo đà" ảnh hưởng lâu dài, khiến trẻ phải chịu nhiều hệ luỵ sức khỏe, thể chất, chiều cao, cân nặng... mà ba mẹ không thể thấy ngay được bằng mắt thường.

duy trì bữa ăn chính như ngày thường

thầy thu*c nhân dân, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ lê bạch mai - nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia; giám đốc y khoa nutrihome miền bắc, cho biết, dịp tết trẻ thường ăn nhiều thức ăn giàu đạm, béo, đường. đây đều là những thức ăn giàu năng lượng nhưng thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất. ăn nhiều có thể khiến trẻ tăng cân nhưng thực tế thì cơ thể trẻ bị thiếu chất, gọi là suy dinh dưỡng thể ẩn.

Cần cho trẻ ăn uống đa dạng, cân đối các món ăn trong ngày Tết

Pgs lê bạch mai khuyến cáo, trẻ em đang trong độ tuổi phát triển luôn cần có tốc độ tăng trưởng ổn định. trẻ cần có cân nặng phù hợp, không nên chững cân, sụt cân, suy dinh dưỡng dù trong thời gian ngắn. phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ chững cân, sụt cân hay tăng cân bất thường.

để giúp trẻ giữ được tốc độ tăng trưởng bình thường trước, trong và sau lễ tết là điều rất quan trọng. do đó, phụ huynh cần sắp xếp cho trẻ chế độ ăn uống phù hợp.

bữa ăn nên cân đối 4 nhóm dưỡng chất bao gồm:
● bột đường (cơm, cháo, các loại đậu, củ, hạt...)
● đạm (thịt cá, trứng, hải sản, đậu nành...)
● chất béo (mỡ, dầu thực vật, bơ...)
● vitamin, khoáng chất (các loại rau xanh, trái cây, hải sản...).

bên cạnh đó, dịp tết cần cố gắng duy trì các bữa ăn chính của trẻ không thay đổi quá nhiều so với ngày thường. mỗi ngày nên có ít nhất một bữa cơm chính với đủ món mặn, canh, xào cho trẻ. bữa ăn phụ có thể cho trẻ thay đổi với những món có sẵn mà trẻ yêu thích nhưng cần ăn đa dạng để đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

về số lượng thức ăn, trẻ nên ăn tương tự ngày thường mà trẻ đã duy trì ổn định theo thói quen hoặc theo chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, không nên ăn nhiều đột biến. ngoài các bữa ăn chính, trẻ vẫn nên duy trì uống sữa đều đặn trong dịp tết với số lượng trung bình khoảng 4-5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương 100ml sữa hoặc 100ml sữa chua, 15g phô mai).

các nhóm thực phẩm khuyến khích trẻ dùng vào ngày tết bao gồm: thịt heo nạc, thịt gà, bò, cá, hải sản tươi sạch để cung cấp chất đạm cho trẻ; trái cây, các loại sinh tố hoặc nước ép trái cây (như ổi, cam, cà chua, lê, dưa hấu, táo...) và các loại rau củ (như cải bó xôi, bắp cải, cà rốt, súp lơ, cải xoong...) giúp cung cấp chất xơ và vitamin cho trẻ; sữa và sữa chua giúp trẻ tiêu hoá tốt, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, có thể cho trẻ ăn 1-2 lần sữa chua mỗi ngày.

đối với chất bột đường, trẻ có thể dùng cơm, cháo như ngày thường hoặc giảm bớt và thay bằng một miếng nhỏ bánh chưng, bánh tét. khi dùng bánh tét không ăn kèm với các món giàu tinh bột và đạm khác, nên ăn kèm với củ kiệu, dưa chua hay các loại rau. không nên cho trẻ ăn bánh chưng, bánh tét chiên rán, nhất là vào buổi tối.

đặc biệt, nếu gia đình tổ chức đi du xuân nên tìm hiểu trước nguồn thực phẩm tại nơi đến tránh để trẻ ăn những món ăn quá khác biệt so với thường ngày. hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ hoàn thiện để thích nghi nhanh với thức ăn lạ. ví dụ, với trẻ dưới 1 tuổi nên cho trẻ bú mẹ hoặc bú sữa công thức đang sử dụng. trẻ 1 đến 3 tuổi, chỉ nên uống sữa, ăn cháo, cơm và những món quen thuộc như đã từng ăn ở nhà. trẻ trên 3 tuổi, có thể cho trẻ ăn theo thực đơn quen thuộc cùng gia đình, cần lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trẻ khám sức khỏe dinh dưỡng tại Nutrihome gần đây. Ảnh: Nutrihome

"Ngày Tết cần hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, nước ngọt, mứt, bánh snack, lạp xưởng, thức ăn cũ... Đây là những thực phẩm cung cấp năng lượng rỗng, thiếu vitamin và khoáng chất, ít chất xơ, chứa nhiều muối, đường và có thể không đảm bảo an toàn vệ sinh. Ngoài ra, cũng không nên cho trẻ ăn các loại hạt dưa, hạt bí, hướng dương... vì dễ gây sặc và hóc" – PGS Bạch Mai khuyến cáo.

Nhằm giúp phụ huynh chuẩn bị cho con đón Tết Nhâm Dần 2022 một cách khỏe mạnh, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome phối hợp với VnExpress tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "Nguy cơ mùa Tết - Trẻ sụt cân, tăng cân, suy dinh dưỡng". Chương trình diễn ra lúc 20h ngày 18/1 trên fanpage VnExpress và website, fanpage Nutrihome. Phụ huynh tham khảo chương trình tại đây.

Anh Chi

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguy-co-tre-suy-dinh-duong-dip-tet-4417362.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY