Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Nhai kỹ để chống sâu răng

Nước bọt tiết ra nhiều giúp chống sâu răng và viêm chân răng vì trong đó có các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, hòa tan các vi khuẩn, vi rút.

Nhai nhiều thì nước bọt tiết ra nhiều giúp ta chống lại bệnh sâu răng và bệnh viêm chân răng vì trong nước bọt có chất immunoglobulin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và muccus protein có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn có chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn, vi rút.

Nhai kỹ sẽ giúp bạn tránh được nhiều bệnh tật - Ảnh minh họa

Các nhà khoa học Nhật Bản đã làm thí nghiệm, đưa chất gây bệnh ung thư có hại nhất vào ống nghiệm đựng nước bọt, quan sát sự thay đổi của chúng, thì không thấy gì lạ, nhưng khi lắc ống nghiệm chừng 30 giây, thấy 80 -100% độc tố gây bệnh ung thư biến mất.

Điều này chứng tỏ rằng, nước bọt tiết ra khi nhai có tác dụng khử độc rất mạnh. Nhưng cần nhai kỹ thức ăn từ 30 giây trở lên mới đạt hiệu quả.

Việc nhai còn có tác dụng kích thích não, thúc đẩy sự lưu thông máu trong não và cải thiện trí nhớ. Nhà khoa học Nhật Bản nói trên còn nói rằng: “Nếu nhai nhiều sẽ chống được chứng đần độn, béo phì, khả năng miễn dịch được tăng cường”.

Tuy nhiên, thời hiện đại, sống trong một xã hội phát triển, công việc bận rộn, nên người ta có xu hướng ăn nhanh, nhai ít. Tại Nhật Bản một miếng người ta nhai có 10 lần, trong bữa ăn số lần nhai ít hơn một nửa trước kia. Có ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân khiến ta mắc những căn bệnh do thói quen sinh hoạt tạo nên như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ cứng động mạch tăng lên một phần do con người ngày nay nhai ít đi. Nếu nhai 30 lần mỗi miếng ăn thì mới tốt.

Thực ra, nhai chậm và nhiều lần chẳng dễ dàng đối với các món ăn mềm vì người ta thấy không cần nhai nữa. Vì thế cần  lựa chọn và chế biến món ăn. Chẳng hạn nên chọn các loại thực phẩm cần phải nhai nhiều mới nuốt được. Những loại này lại có nhiều chất xơ nên không những cần nhai nhiều mà chúng còn rất tốt cho tiêu hóa. Đối với trẻ em điều này càng cần thiết.

Theo Nguyễn An - VietNamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhai-ky-de-chong-sau-rang-n10599.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY