Các bộ phận của cơ thể dễ bị dị ứng nhất là mắt, mũi, phổi, da và dạ dày.
Mặc dù các loại dị ứng khác nhau có thể biểu hiện khác nhau nhưng tất cả đều do
đáp ứng miễn dịch quá mức đối với các chất lạ ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bài viết này sẽ
cung cấp thông tin về một số loại dị ứng
thường gặp nhất.
Viêm mũi dị ứng: Là loại dị ứng
thường gặp nhất và thường có các triệu chứng ở mũi theo mùa do
phấn hoa. Tình trạng viêm mũi dị ứng quanh năm thường là do các tác nhân dị ứng có trong nhà như
bụi, mốc, lông thú vật.
Viêm mũi dị ứng xuất hiện thành từng cơn, trong cơn các triệu chứng điển
hình, ngoài cơn có thể hoàn toàn bình thường. Cơn dị ứng đến đột ngột và mất đi cũng rất nhanh.
Thường bắt đầu là ngứa mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi từng tràng liên tục không thể kìm
hãm được.
Ở trẻ nhỏ, đôi khi không hắt hơi mà chỉ ngạt, tắc mũi. Trong một số trường hợp còn kèm
theo các bệnh về tiêu hóa như trướng bụng đầy hơi, có thể tiêu chảy. Bệnh nhân có thể đau đầu, mệt
mỏi, ngạt mũi các mức độ khác nhau: ngạt từng lúc, từng bên hoặc ngạt cả hai bên.
Hen phế quản (suyễn): Thời tiết thay đổi, đông sang xuân là giai đoạn bùng phát của các loại
bệnh hô hấp trong đó có hen phế quản.
Hen phế quản là một tình trạng chít hẹp cấp tính của đường hô
hấp do co thắt, phù nề và tăng tiết dịch trong lòng phế quản xảy ra bởi nhiều nguyên nhân từ đó làm
bệnh nhân khó thở với các mức độ từ nhẹ đến nặng.
Đặc trưng cơ bản của cơn hen phế quản là xảy ra
từ từ (một số trường hợp có thể đột ngột, dữ dội) với các triệu chứng như tức ngực, cảm giác đè
nặng, chẹn ngực; khó thở, nghe có tiếng cò cử, khó thở thì thở ra (bệnh nhân hít vào thì dễ hơn khi
thở ra), ho nhiều; thở nhanh nông, tím môi đầu chi; co kéo cơ hô hấp... và có những trường hợp suy
hô hấp nặng tiến triển nhanh có thể làm bệnh nhân Tu vong nhanh chóng nếu không được can thiệp cấp
cứu kịp thời.
Dị ứng mắt: Dị ứng mắt thường xảy ra trên người có cơ địa dị ứng kèm theo các loại bệnh dị ứng
khác của cơ thể.
Khi bị dị ứng, mắt của bạn trở nên nhạy cảm quá mức với một số chất, mặc dù có thể
những chất đó không phải là tác nhân độc hại. Lúc đó mắt trở nên ngứa đỏ, sợ sáng hoặc có cảm giác
có vật lạ ở trong...
Đây là triệu chứng
thường gặp ở nhiều người, bệnh không chỉ gây khó chịu mà
còn ảnh hưởng đến thị lực sau này của người bệnh. Nhiều người cho rằng, da, mũi mới dễ bị dị ứng,
chứ mắt, do luôn có nước mắt "bảo vệ" nên khó nhiễm bệnh.
Nhưng trong thực tế, mắt thuộc nhóm cơ
quan có nguy cơ cao bị dị ứng do mắt thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Do phần bên ngoài của
mắt luôn ẩm ướt, nên khả năng bám dính và kích ứng của các kích thích và dị nguyên sẽ tăng lên.
Tuy
rằng nhờ có nước mắt, các dị nguyên có thể nhanh chóng bị rửa trôi, nhưng chỉ cần một thời gian rất
ngắn, chúng cũng đã có thể gây ra các biểu hiện dị ứng tại mắt.
Viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng là biểu hiện tổn thương da của một dạng dị ứng với đặc điểm ngứa,
nổi nốt sần, giống ban đỏ và mụn nước, mụn nước có thể kết tụ lại tạo thành mảng, nhiều tổn thương
bị nhiễm khuẩn, trầy da, biểu hiện ra bên ngoài bằng rỉ nước và đóng vảy. Vị trí bệnh thường xuất
hiện là trên mặt, da đầu, chi...
Nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền, do có bất thường về điều
hòa miễn dịch như tăng tổng hợp IgE, tăng IgE đặc hiệu với thức ăn, vi khuẩn, dị ứng nguyên không
khí... hoặc gặp trong các bệnh tổ đỉa, chàm, viêm da tiết bã nhờn, liken đơn mạn tính...
Đặc biệt,
bệnh hay gặp ở những người mà gia đình có bệnh sử liên quan đến dị ứng như hen, dị ứng thức ăn,
viêm mũi dị ứng. Bệnh tạo ra một vòng luẩn quẩn là ngứa - gãi - nổi ban - ngứa.
Viêm da dị ứng
thường bắt đầu ở trẻ em trước tuổi 5 và có thể kéo dài vào tuổi trưởng thành. Đối với một số trường
hợp, nó phát định kỳ và sau đó sẽ giảm trong một thời gian, thậm chí lên đến vài năm. Ngứa gãi
nhiều làm phát ban sây sát có thể làm cho bệnh nhân ngứa nhiều hơn.
Nổi mày đay: Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp
của chất trung gian hóa học chính là histamin. Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng
lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm.
Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong,
bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố
cùng kết hợp. Các triệu chứng kinh điển là: mảng viền đỏ gồ lên mặt da, ngứa nhiều,...
Sốc dị ứng: Còn được gọi là phản vệ hay sốc phản vệ. Là một phản ứng của cơ thể đối với các dị
nguyên tấn công vào cơ thể. Điều này là tốt khi có vật lạ có hại (như vi khuẩn hoặc virut).
Nhưng
hệ thống miễn dịch của một số người phản ứng thái quá với các chất không gây ra phản ứng dị ứng.
Triệu chứng sốc phản vệ thường xảy ra trong vòng vài phút tiếp xúc với dị nguyên. Đôi khi, sốc phản
vệ có thể xảy ra nửa giờ hoặc lâu hơn sau khi tiếp xúc.
Các biểu hiện ở thể nhẹ, người bệnh có cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi...),
tiếp đó có các biểu hiện bên ngoài như mẩn ngứa, ban đỏ, nổi mề đay, sưng mắt, sưng môi, người phù
nề... Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.
Nặng hơn nữa là biểu hiện của trụy
mạch: khó thở, nghẹt thở, đau quặn bụng, đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê hoặc choáng váng, vật
vã, giãy giụa, co giật... Đối với những sốc phản vệ mà không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ rất
nguy hiểm.
Lời khuyên của thầy Thu*c
Tùy thuộc vào từng cơ địa mà có các biện pháp dự phòng để hạn chế dị ứng. Chủ động kiểm soát môi trường, tránh xa các tác nhân gây dị ứng, đồng thời có hướng xử lý kịp thời khi người dân mắc phải viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng về da. Ðối với trường hợp dễ bị mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với một số kích thích gây đợt dị ứng cấp thì cần hạn chế tiếp xúc.
Ví dụ khi dùng các loại hóa mỹ phẩm phải thử vào vùng da cẳng tay trước khi sử dụng. Mang đủ trang thiết bị bảo hộ lao động khi phải tiếp xúc với hóa chất, sơn, dầu, Thu*c trừ sâu diệt cỏ. Ðiều trị tốt các bệnh nhiễm nấm, ký sinh trùng.
Với người bị dị ứng phấn hoa, dị ứng thực phẩm trong đó có hải - thủy sản phải hết sức thận trọng khi ăn uống. Ðối với người có cơ địa dị ứng, có thể tới các trung tâm miễn dịch - dị ứng để điều trị giải mẫn cảm (cho bệnh nhân tiếp xúc dần dần với chất gây dị ứng để cơ thể quen và mất đi hiện tượng dị ứng với chất đó) hoặc xác định rõ loại chất gây dị ứng để bệnh nhân phòng tránh tiếp xúc.
Theo BS Nguyễn Văn Khánh - Sức khỏe và Đời sống