Mắt hôm nay

Nháy mắt liên tục?

Con tôi bảy tuổi, gần đây mắt cháu cứ nháy liên tục, xin hỏi BS con tôi có bệnh gì về mắt không? Xin cám ơn BS. (Lê Thị Hoài Trang, Đồng Nai)

TS-BS Trần Hải Yến - BV Mắt TP.HCM trả lời: Tật (eye tics) là sự chuyển động nhanh, lặp lại và không chủ ý của nhiều cơ quanh mắt. Chuyển động quá mức này thay đổi từ rất nhẹ, khó nhận thấy đến mức độ nặng hơn, ảnh hưởng tới chức năng và cuộc sống, làm người bệnh mất tự tin.

Tật có thể xảy ra thoáng qua, một số trường hợp xuất hiện và tự khỏi mà không có nguyên nhân rõ ràng, hoặc sẽ bị kéo dài. Nguyên nhân của thường liên quan đến một số vấn đề sau: stress và lo âu, quá mệt mỏi, caffeine và rượu, khô mắt, dị ứng mắt, thiếu một số vi chất, một số bệnh lý thần kinh khác.

Với trẻ em, ba nguyên nhân thường gặp nhất là do quá mệt mỏi, lo âu quá mức hoặc tình trạng dị ứng mắt. Để điều trị, trước hết cần giải phóng khỏi tình trạng mệt mỏi, lo âu quá mức. Trẻ cần học cách đối phó với sự lo âu căng thẳng do bài vở, các kỳ thi, các yếu tố tâm lý...

Tập luyện tối thiểu 30 phút/ngày cũng là cách tốt để giảm stress, lo âu và hạn chế nháy mắt. Bổ sung đầy đủ magiê từ bông cải xanh, các loại đậu, hạt, đậu phộng. Giấc ngủ đủ và sâu, tâm lý trị liệu là cách tốt để giải quyết các yếu tố về tinh thần, cảm xúc.

Ngoài ra, cần khám mắt định kỳ tại những cơ sở mắt uy tín để được đo, sử dụng kính đúng độ nhằm giảm bớt sự mỏi mắt, và xác định xem có tình trạng dị ứng tại mắt hay không để được tư vấn điều trị thích hợp. Trong trường hợp bên cạnh co giật mí còn có co giật các cơ khác, nên được khám và điều trị bởi BS chuyên khoa nội thần kinh.

AloBacsi.vn, Theo Phụ Nữ Online

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhay-mat-lien-tuc-n117159.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY