Béo phì, Thiếu cân hôm nay

Nhiều bà mẹ không biết con mình bị béo phì

Có đến một phần ba số bà mẹ có con bị thừa cân mà không biết, thậm chí 15% số người có con thừa cân vẫn mong muốn con mình tiếp tục béo hơn nữa.

Đây là kết quả khảo sát nhanh về thực trạng chăm sóc dinh dưỡng trẻ đô thị công bố ngày 25/9. Khảo sát do Viện nghiên cứu Y- Xã hội học tiến hành vào tháng 6-7/2013 với sự tham gia của hơn 200 bà mẹ có con dưới 5 tuổi sống tại Hà Nội và TP HCM.

Bác sĩ Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học cho biết, kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con nhỏ còn nhiều bất cập. Phần lớn các bà mẹ chưa có hiểu biết về cân nặng nên có của trẻ. Nhiều người thậm chí muốn con dư cân, béo khỏe để có thể lực cho phát triển và dự phòng những lúc trẻ ốm.

Khẩu phần ăn của trẻ thành thị hiện nay có xu hướng tăng thức ăn động vật, chất béo và đường cao hơn so với khẩu phần chung. Ảnh minh họa:Wikifamily.

Cũng theo khảo sát này, trong nuôi dưỡng trẻ, chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu của các bà mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ người có kiến thức và quan tâm đọc thành phần dinh dưỡng trên mác còn rất thấp, dưới 3%. Có đến 90% người được hỏi cho biết quyết định mua sản phẩm dựa trên thông tin quảng cáo. Sự tiện lợi của thực phẩm chế biến sẵn khiến nhiều bà mẹ cho con ăn quá mức.

Theo các chuyên gia, tại các đô thị lớn ở nước ta đang tồn tại “gánh nặng kép” về dinh dưỡng: thiếu cân, thiếu chiều cao và thừa cân. Tỷ lệ thừa cân béo phì dưới 5 tuổi tại các đô thị lớn là 6%. Tỷ lệ này ở một số thành phố đã ở mức cao so với trung bình của châu Á và các nước đang phát triển. Ví dụ tại TP HCM, tỷ lệ trẻ bị béo phì hiện là khoảng gần 10%, cao hơn so với mức trung bình toàn cầu (khoảng 6,9%).

Tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết những thay đổi về kinh tế xã hội, nhất là tăng trưởng kinh tế rõ rệt đã dẫn đến những thay đổi về lối sống và khẩu phần ăn của người Việt Nam, nhất là ở các vùng đô thị. Cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ đã thay đổi cả về lượng và chất, có xu hướng giảm chất bột, tăng chất đạm và đặc biệt là chất béo.

"Khẩu phần ăn của trẻ hiện chưa đảm bảo đa dạng cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt. Điều đó một mặt giúp cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng cho trẻ nhưng mặt khác lại làm tăng nguy cơ thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì, thừa cân và các bệnh mạn tính không lây", tiến sĩ Bạch Mai nói.

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và các bệnh mãn tính khác ngay khi trẻ còn nhỏ cũng như lúc trưởng thành. Vì thế, để kiểm soát và phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý theo dõi và đánh giá cân nặng của trẻ thường xuyên. Cân và đo chiều cao với trẻ trên 2 tuổi hoặc do chiều dài nằm với trẻ dưới 2 tuổi mỗi tháng một lần.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và chất béo bão hòa, phủ tạng động vật…, các thức ăn chế biến sẵn và đồ uống ngọt, có ga. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chất xơ như trái cây, rau củ và các loại hạt ngũ cốc. Các món ăn nên luộc, hấp, tránh các món chiên xào, rán sử dụng nhiều dầu mỡ.

Nam Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/nhieu-ba-me-khong-biet-con-minh-bi-beo-phi-2885423.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • Ngủ dưới 8 giờ vào các ngày thường có liên quan với béo phì ở nam giới tuổi teen.
  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY