Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiều trẻ cứ uống sữa là bị nôn ói, tiêu chảy, cha mẹ nên làm gì?

Nhiều phụ huynh chia sẻ, con mình cứ uống sữa là bị nôn ói, đi kèm hiện tượng tiêu chảy nhiều ngày. Trước vấn đề này, bạn nên làm gì? Liệu có cách nào để phòng tránh?

Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tiếp xuất hiện nhiều trường hợp trẻ bị nôn ói, tiêu chảy, được dự đoán do nhiễm virus Rota. Nhiều trẻ cứ uống sữa vào là nôn ra hết sạch khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Nếu con bạn cũng rơi vào tình huống này thì nên làm gì? Nếu con bạn chưa bị, chúng ta cần giúp con phòng tránh thế nào cho đúng?

hỏi: con nhà em 2 tuổi. mấy hôm nay, cháu cứ uống sữa vào lúc nào là bị nôn hết sạch ngay sau đó. cháu cũng bị tiêu chảy nữa. có phải cháu bị nhiễm virus rota không bác sĩ? cháu cứ uống sữa là nôn thì em có nên cho uống nữa hay không? nhà em còn một cháu lớn 6 tuổi. em lo con cũng bị lây nhiễm bệnh giống đứa em. có những cách nào để phòng tránh tốt nhất tiêu chảy cho bọn trẻ không ạ? xin bác sĩ giải đáp!

BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM) trả lời như sau:

Chào bạn!

Hiện tại, con bạn có dấu hiệu nôn ói, tiêu chảy, đặc biệt cứ uống sữa vào là nôn hết sạch. Rất có thể, bé đã bị nhiễm virus Rota. Trong trường hợp này, cha mẹ vẫn cho con ăn uống đủ chất như bình thường. Đặc biệt, bạn vẫn cho con uống sữa để bổ sung nước cho cơ thể, tránh bị mất nước dù con bị nôn ra liên tục.

Bạn không nên quá lo lắng. Thay vào đó phải thường xuyên bù nước cho con để tránh mất nước, mất điện giải. Ngoài sữa có thể cho trẻ uống thêm nước lọc ấm, nước hoa quả tươi cách xa thời gian uống sữa...

Để phòng tránh virus rota, cha mẹ nên đảm bảo vệ sinh ăn uống cho các con, thường xuyên cho trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sạch. tuyệt đối không được quên rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh...

Khi trong nhà đã có trẻ bị nhiễm virus Rota, để phòng tránh lây nhiễm cho bé còn lại, bạn nên cho 2 bé ở 2 phòng khác nhau. Tuyệt đối tránh tiếp xúc gần. Kể cả đồ chơi, đồ dùng cá nhân của trẻ cũng cần được khử trùng thường xuyên. Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ tập thể dục để tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ lây nhiễm cũng như tác hại của virus Rota. Ngoài ra cần xử lý chất thải thật tốt, vệ sinh, đi đại tiện xong cần cọ rửa sạch sẽ.

Trong nhà, cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh nguồn nước. Không ăn các loại thịt sống hoặc thịt chưa nấu chín. Rau củ quả cần rửa sạch kỹ trước khi ăn sống. Không dùng phân tươi bón cây cối, hoa quả.

Chúc bé khỏe, cả nhà cùng vui!

https://afamily.vn/nhieu-tre-cu-uong-sua-la-bi-non-oi-tieu-chay-cha-me-nen-lam-gi-20220518114641387.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nhieu-tre-cu-uong-sua-la-bi-non-oi-tieu-chay-cha-me-nen-lam-gi-20220518114641387.chn)

Tin cùng nội dung

  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Trẻ em nôn ói quá nhiều có thể khiến ruột bị thoát vị, trào lên lồng ngực.
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY