Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Những cơn đau cảnh báo bệnh nguy hiểm

Đau đầu dữ dội, đau ngực, đau nhó vùng thắt lưng, hố xương chậu... là những biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm. Bạn cần nhận biết và xử lý chúng đúng cách để tránh hậu quả.

Đau đầu dữ dội, đau ngực, đau nhó vùng thắt lưng, hố xương chậu... là những biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm. Bạn cần nhận biết và xử lý chúng đúng cách để tránh hậu quả.

Cơ thể thường biểu hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh tật khá sớm. Những cơn đau đột ngột kèm các triệu chứng sốt, thâm tím da, rối loạn tiêu hóa... là tín hiệu cơ thể bạn đang gặp nguy hiểm. Theo Reader Digest, các cơn đau và triệu chứng đi kèm sau đây đòi hỏi bạn phải chú ý ngay lập tức.

Đau đầu dữ dội đột ngột

Nếu bạn đột nhiên cảm thấy đau đầu dữ dội và tình hình xấu đi nhanh chóng, đây có thể là dấu hiệu vỡ mạch máu. Bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức để tránh các tình huống xấu.

Đau thắt vùng ngực có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Ảnh: Rd.com

Đau vùng ngực

Nếu những cơn đau thắt vùng ngực diễn ra dồn dập và có xu hướng lan đến vùng vai và cổ, bạn có thế đang chịu đựng cơn đau tim nghiêm trọng. Những dấu hiệu sớm của bệnh đau tim thường là cảm giác bồn chồn tức ngực, hay thở gấp gáp, cảm giác dạ dày khó chịu, ợ nóng không rõ nguyên nhân… Ngay khi có các triệu chứng trên cùng với cảm giác đau vùng ngực, bạn hay liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Đau nhói vùng thắt lưng

Ngay bên dưới thắt lưng của bạn, tủy sống tách thành một nhóm các rễ thần kinh dài (cauda equina) giống đuôi ngựa. Thoát vị đĩa đệm hoặc khối u cột sống có thể chèn ép nhiều rễ thần kinh ở cột sống gây ra hội chứng cauda equina. Khi bạn gặp các triệu chứng đau nhói vùng thắt lưng, cột sống, có thể bệnh thoát vị đĩa đệm đã ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều trường hợp bạn phải phẫu thuật khẩn cấp.

Đau bụng dưới

Khi bạn cảm thấy đau âm ỉ ở hố chậu phải kèm cảm giác buồn nôn, tiêu chả, người mệt mỏi và sốt 37,5-38 độ C, sờ nắn nhẹ nhàng từ hố chậu trái sang hố chậu phải thấy hố chậu phải có phản ứng đau nhói; đau ở hố chậu phải khi ấn tay ở hố chậu trái, có thể bạn đã bị viêm ruột thừa cấp tính. Lúc này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Viêm ruột thừa cấp thường dễ nhầm lẫn với các bệnh có một số triệu chứng tương tự như thủng ổ loét dạ dày - tá tràng, viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp, viêm đường tiết niệu, viêm thùy dưới phổi phải. Một số trường hợp sốt do virus có thể gây đau vùng hố chậu phải đặc biệt là trẻ em.

Chuột rút kèm vết bầm tím

Chuột rút là hiện tượng co rút cơ khi mệt mỏi hoặc vận động sai tư thế. Nếu cơn đau do chuột rút đi kèm vết sưng tấy đỏ, máu đông có thể đang tồn tại và gây nguy hiểm. Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng máu đông (thrombosis - huyết khối) hiện diện trong một hoặc nhiều tĩnh mạch sâu trong cơ thể, thường là ở chân. Khi cục máu đông di chuyển nó có thể gây nghẽn mạch phổi - biến chứng đe dọa mạng sống do huyết khối tĩnh mạch sâu.

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây ra đau chân, nhưng thường xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi phát hiện các triệu chứng chuột rút kèm vết tấy đỏ, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và chẩn đoán các dấu hiệu của bệnh sớm nhất.

Cảm giác kim đâm ở chân

Nếu bàn chân của bạn nhạy cảm, thường xuyên tê rát, có thể bạn đang chịu những biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Dạng thông thường nhất của bệnh thần kinh do tiểu đường là mất cảm giác ở chân và tay (thần kinh ngoại biên), đôi khi nó ảnh hưởng đến các chức năng kiểm soát của cơ thể như: nhịp tim, tiêu hóa… Trường hợp này người ta gọi là ảnh hưởng của tiểu đường đến thần kinh tự chủ. Hãy thực hiện các xét nghiệm đường huyết cần thiết để phát hiện bệnh tiểu đường sớm. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bbed58c76801b469618bb7d)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY