Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Những dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ

Các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ. Trẻ ở độ tuổi phát triển cần nhiều chất dinh dưỡng làm tăng khả năng miễn dịch.

Một cuộc điều tra chỉ ra rằng gần 81% trẻ đang lớn không có đủ chất sắt, vitamin A và C. Sự thiếu hụt này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ và khiến trẻ dễ bị bệnh. Dưới đây là những loại dưỡng chất có vai trò quyết định với khả năng miễn dịch của trẻ.

Vitamin A

Hệ miễn dịch cần vitamin A để duy trì khả năng chữa bệnh tự nhiên. Thiếu vitamin A có thể làm suy yếu lớp bảo vệ đầu tiên ở trẻ. Đó là khi các bệnh nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện ở trẻ. Hãy đảm bảo để trẻ hấp thu đủ thực phẩm giàu vitamin A.

Vitamin B

Các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể cần vitamin B. Đặc biệt, vitamin B12, B9 và B6 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các tế bào lympho. Những vitamin này giúp cơ thể mau phục hồi và ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát ở trẻ em.

Vitamin C

Thiếu vitamin C có thể khiến trẻ dễ bị thổn thương. Việc hấp thu đủ vitamin C có thể tăng cường khả năng hoạt động của tế bào T và các tế bào thực bào là các tế bào miễn dịch. Vitamin C cũng có thuộc tính chống vi khuẩn và vi-rút.

Sắt

Các tế bào hồng cầu cần sắt. Ngoài ra, sắt cần thiết để bạch cầu trung tính loại bỏ vi khuẩn. Thiếu sắt có thể làm giảm số lượng tế bào T. Về cơ bản, thiếu sắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch.

Kẽm

Kẽm cũng giúp duy trì các tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng sản xuất kháng thể. Hệ miễn dịch suy giảm do thiếu kẽm.

Vitamin E

Loại vitamin này là chất chống oxy hóa giúp cơ thể trẻ chống lại các nhiễm trùng. Hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, lạc chứa nhiều vitamin E.

Vitamin B6

Loại vitamin này được cho là có vai trò quan trọng trong hàng trăm phản ứng sinh hóa trong cơ thể người. Và nó tăng cường hệ miễn dịch. Chuối và đậu chứa nhiều loại vitamin này.

Selen

Selen là dưỡng chất khác cần thiết cho hệ miễn dịch. Lúa mạch, tỏi chứa nhiều dưỡng chất này.

BS Thu Vân

(theo Univadis/Boldsky)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-duong-chat-can-thiet-cho-he-mien-dich-cua-tre-n131194.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY