Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những lưu ý mới từ Bộ Y tế khi tiêm vaccine ngừa COVID-19

(MangYTe)- Sáng 18-3, Bộ Y tế có hướng dẫn tạm thời với việc khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca.

Theo bộ y tế, hướng dẫn sàng lọc tiêm chủng chung đã có nhưng đây là vaccine mới và trong 10 ngày đầu tiên tiêm vaccine với số lượng người được tiêm hạn chế đã có 16 trường hợp có phản ứng phản vệ từ độ 2 sau tiêm. vì thế, có khoảng 15 nhóm bệnh lý vừa được bộ y tế xếp vào diện phải trì hoãn hoặc cẩn trọng khi tiêm vaccine ngừa covid-19.

Cụ thể, người có biểu hiện sau sẽ thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng:

- Đang mắc bệnh cấp tính.

- Phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Người bị suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối.

- Trong 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- tiêm vaccine khác trong 14 ngày trước.

- Đã mắc COVID-19 trong vòng sáu tháng.

- Người trên 65 tuổi.

- Giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu.

Bệnh lý phải cẩn trọng khi tiêm chủng vaccine COVID-19:

- Người có tiền sử dị ứng.

- Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người mắc bệnh mạn tính có dấu hiệu bất thường dấu hiệu sống (mạch, huyết áp, nhịp thở...).

Riêng những người đã có phản ứng phản vệ từ độ 2 trở lên trong lần tiêm trước sẽ không tiêm mũi kế tiếp. trong 10 ngày vừa qua có 16 người gặp tình trạng này.

Vaccine ngừa covid-19 của astrazeneca được bộ trưởng bộ y tế phê duyệt nhập khẩu hôm 1-2, hiện đang được sử dụng cho nhóm ưu tiên và sắp tới sẽ sử dụng rộng rãi. hiện vaccine này chiếm 2/3 số vaccine việt nam đã mua, được viện trợ và chuẩn bị mua.

T.NHIÊN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/nhung-luu-y-moi-tu-bo-y-te-khi-tiem-vaccine-ngua-covid19-973405.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Được gọi là tiểu nhiều (đa niệu) khi thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ ở người lớn hoặc trên 2 lít/1m2 da ở trẻ em.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Chào Mangyte, Tôi ở miền Tây lên, muốn đến xét nghiệm và tiêm ngừa tại Viện Pasteur nhưng không biết phải làm thế nào, Mangyte có thể hướng dẫn giúp tôi không? Chân thành cảm ơn, (Hoàng Phúc, An Giang)
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Phản ứng phản vệ có thể nguy hểm đến tính mạng. Đưa đi nới cấp cứu gần nhất khi bị phản ứng phản vệ.
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY