Sức khỏe hôm nay

Những món đồ độc hại bố mẹ không nên cho trẻ chơi

Nhiều cha mẹ tặc lưỡi cho rằng dịp Tết nên chiều trẻ nhỏ một chút, đồ chơi có biết là độc hại thì chơi vài ngày lại bỏ cũng chẳng làm sao.
Thị trường đồ chơi dịp cuối năm và Tết đang rất nhộn nhịp bởi đây là lúc bố mẹ tập trung mua sắm đồ chơi cho các bé nhiều nhất. Tuy nhiên việc chọn lựa đồ chơi thế nào cho có lợi đối với sự phát triển cả thể chất và tinh thần của bé thì không phải bố mẹ nào cũng biết. Nhất là khi danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên minh châu Âu về đồ chơi trẻ em độc hại ngày một dài thêm.

Bởi vậy, các bố mẹ phải nắm rõ những món đồ chơi sau đây để tránh tuyệt đối, đảm bảo tốt nhất an toàn sức khỏe cho con cái.

1. Đồ chơi không rõ nguồn gốc, được chế tạo bằng vật liệu kém an toàn

Tiêu chí an toàn đứng vị trí số một trong thứ tự ưu tiên chọn đồ chơi cho bé. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vì màu sắc bắt mắt và giá tiền rẻ đến hấp dẫn đã bỏ qua yếu tố quan trọng này. Các bố mẹ hãy nhớ, chỉ nên chọn đồ chơi của các nhà sản xuất có tên tuổi, được kiểm định chất lượng đầy đủ.

Những món đồ chơi có nhãn mác mập mờ hay không có nhãn mác, vật liệu không đảm bảo chất lượng (dễ gãy nổ, sử dụng phẩm màu không an toàn, có mùi lạ…) có thể chứa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Theo cảnh báo của các nhà chức trách, những món đồ chơi bị thu hồi có chứa chất phthalate (chất làm mềm nhựa trong quá trình chế tạo) là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết, đặc biệt là hệ Sinh d*c nam giới... Ngoài ra lượng cadmium cao trong đồ chơi có thể thâm nhập vào cơ thể bé qua đường hô hấp và khi bé nhai, ngậm có thể dẫn đến nguy cơ ung thư.

Bố mẹ cũng không nên mua những món đồ có chứa dung dịch lỏng như bóng nước, đèn lazer… vì chất này có thể gây bỏng mắt, niêm mạc đường hô hấp, hệ tiêu hóa…

Đừng đặt con bạn vào chỗ nguy hiểm chỉ vì tiết kiệm một chút tiền.

2. Đồ chơi không phù hợp với bé

Đồ chơi không phù hợp với bé được liệt kê dựa trên các tiêu chí:

- Độ tuổi, năng lực nhận thức:

Nếu tiêu chí độ tuổi dựa trên sự phát triển thể chất thì năng lực nhận thức lại dựa trên sự phát triển tinh thần của bé.

Bố mẹ không nên chọn mua đồ chơi có kích thước nhỏ cho bé đang trong giai đoạn tập cầm nắm, nhận thức thế giới xung quanh vì bé có khả năng nuốt phải gây hóc, sặc… Bố mẹ cũng tránh chọn những món có kết cấu hay cách chơi quá phức tạp cho trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra bố mẹ nên căn cứ vào năng lực nhận thức thực tế của bé mà chọn mua đồ chơi cho thích hợp.

- Sở thích, giới tính:

Đây là tiêu chí đánh giá đồ chơi có giúp trẻ phát huy năng lực thực tế, tính cách, cá tính phù hợp với giới tính hay không. Khi bé đến một độ tuổi nhất định, bố mẹ nên chọn lựa những món đồ chỉ dành riêng cho bé trai hoặc bé gái nhằm hạn chế tình trạng lệch lạc về giới tính.

3. Đồ chơi không có tính chất giáo dục

Đồ chơi ngoài chức năng giải trí còn có tác dụng giáo dục, phát triển sức khỏe thể chất và trí tuệ cho bé. Những món đồ chơi có chứa chất độc hại, thiết kế kì quái làm lệch lạc khái niệm về thẩm mỹ và thế giới quan ở trẻ em đồng thời tác động xấu đến tâm S*nh l* của bé.

Một số đồ chơi mang tính chất bạo lực như đao, kiếm, súng ống… hay phi giáo dục như các sản phẩm công nghệ cao như smartphone, iPad… ảnh hưởng xấu đến tính cách và nhận thức ở trẻ em. Ngoài ra, các sản phẩm công nghệ dễ gây nghiện, khiến con trẻ sa vào thế giới ảo, sút giảm thị lực nếu sử dụng thời gian dài.

Thế nên, Tết này, bố mẹ hãy tặng con những món đồ chơi đảm bảo chất lượng và hữu ích nhé. Món quà tốt không nằm ở giá trị mà nằm ở sự tận tâm, săn sóc và hiểu lòng con cái của chính bố mẹ.

Thanh Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-mon-do-doc-hai-bo-me-khong-nen-cho-tre-choi-n112124.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY