Sau khi hỏi thêm thông tin, nhân viên y tế giải thích người về từ nơi có dịch, có triệu chứng nên thuộc diện nghi ngờ nhiễm Covid-19, phải cách ly tại BV để điều trị, lấy mẫu xét nghiệm.
Bước chân vào khu vực cách ly tại Khoa Truyền nhiễm của BVĐK tỉnh, tôi cứ lo sợ nếu mình nhiễm Covid-19 thì sẽ ảnh hưởng đến vợ con, người thân, láng giềng, những người mình đã tiếp xúc... Càng nghĩ, càng thấy Covid-19 thật đáng sợ!
Lịch trình hoạt động của bệnh nhân ở khu cách ly thì ngày nào cũng như ngày nào: ăn uống, tắm rửa, đo thân nhiệt, đo huyết áp… rồi dùng điện thoại để giết thời gian. Các bệnh nhân ở đây chẳng mấy khi nói chuyện với nhau, ai cũng bịt khẩu trang suốt ngày. Nhiều ngày như vậy khiến người ta thêm chán nản, cô đơn.
May mắn thay, các điều dưỡng, bác sĩ, nhân viên y tế… tại khu cách ly mỗi lần nói chuyện với tôi dù trực tiếp hay qua điện thoại đều rất nhẹ nhàng, luôn động viên không nên lo lắng, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp. Họ luôn dặn bệnh nhân chú ý phòng dịch, vệ sinh cá nhân, uống nhiều nước và nhắc nhở đề phòng tình trạng lây nhiễm chéo ở khu cách ly…
Điều quan trọng với người đi cách ly phòng dịch Covid-19 là sự quan tâm, động viên của người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chia sẻ của mọi người giúp tôi bớt đi mặc cảm mình sẽ làm phiền đến họ.
Qua thời gian cách ly và sau 2 lần xét nghiệm đều âm tính với Covid-19, tôi nghĩ mình nên quan tâm, biết động viên người xung quanh nhiều hơn, nhất là lúc họ gặp khó khăn. Tôi cũng quen dần với việc đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay sát khuẩn, uống nhiều nước, ăn trái cây để tăng cường sức đề kháng và luôn tạo cho mình cảm giác lạc quan, yêu đời.
Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, vì vậy ý thức tự giác phòng, chống dịch của mỗi cá nhân sẽ góp phần nhanh chóng đẩy lùi Covid-19.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng 21.8: Không có ca mắc mới, hơn 100 bệnh nhân đã âm tính |