GS David Heymann cho biết khả năng bị nhiễm Covid-19 nhiều lần hay không là "câu hỏi mà các chuyên gia đang cố gắng trả lời ngay bây giờ".
Nhưng vẫn có thể mọi người chỉ hình thành miễn dịch ngắn hạn sau khi hồi phục sau khi bị nhiễm và nguy cơ sẽ trở lại vài tuần hoặc vài tháng sau đó.
Các báo cáo về những người mắc bệnh hai lần do virus đã xuất hiện từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng độ chính xác của chúng còn bị nghi ngờ và phần lớn bị bác bỏ.
Các nhà khoa học đang tiếp tục làm việc với giả định rằng người bệnh sẽ hình thành khả năng miễn dịch bảo vệ họ khỏi tái nhiễm, nhưng không thể chắc chắn đó là sự thật.
Bình luận của ông được đưa ra khi chính phủ Anh đang phải chịu áp lực phát triển xét nghiệm kháng thể chính xác. Đó là các kháng thể mang lại cho mọi người khả năng miễn dịch với virus, nhưng nếu những kháng thể này không tồn tại lâu dài, thì việc xét nghiệm khả năng miễn dịch của người dân sẽ trở nên vô nghĩa.
Phát triển và theo dõi khả năng miễn dịch là rất quan trọng để gỡ bỏ tình trạng phong tỏa vì nó giúp hình dung về người nào có và không có nguy cơ nhiễm virus.
GS Heymann, hiện đang làm việc tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, nói rằng chưa ai biết liệu mọi người có thể tái mắc bệnh hoặc tái lây truyền virus một vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị nhiễm lần đầu hay không.
“Chưa biết kháng thể bảo vệ kéo dài bao lâu. Người ta chưa biết liệu xét nghiệm hiện nay có phát hiện được tất cả những người nhiễm hay không. Đây là một loại virus mới, vì vậy chưa ai có thể trả lời được câu hỏi này”.
Kháng thể là những chất được hệ miễn dịch tạo ra để ngăn ngừa nhiễm trùng quay trở lại. Về cơ bản chúng cơ bản là các tế bào tấn công đặc hiệu cao, sẽ ghi nhớ cách chống lại một loại virus cụ thể.
Mọi người thường hình thành kháng thể sau khi bị nhiễm bệnh và hiện các chuyên gia tin điều này cũng diễn ra như vậy sau khi mắc Covid-19.Tuy nhiên, đã có báo cáo về những người bị bệnh lần thứ hai và các nghiên cứu cũng cho thấy khó tìm thấy kháng thể ở những bệnh nhân đã hồi phục.
Cả hai đã đặt ra câu hỏi về mức độ miễn dịch của con người đối với virus này.Vấn đề này đã được đặt ra khi nhiều quốc gia xem xét đang xem xét những biện pháp mở cửa trở lại sao cho an toàn. Một số nước đã đề xuất một loại hộ chiếu y tế cho những người có thể đã có kháng thể, nhưng vẫn còn câu hỏi về khả năng tái nhiễm. Các nhà khoa học đang chờ xem có thể xác định được gì về khả năng miễn dịch bảo vệ chống lại virus này.
GS Heymann cho rằng các xét nghiệm kháng thể hiện nay không đặc hiệu và cũng không đủ nhạy để cung cấp thêm thông tin về cách thức lây lan của virus trong cộng đồng. Về những gợi ý có thể có nhiều người không có triệu chứng hơn so với quan điểm trước đây, ông chỉ ra rằng bằng chứng duy nhất dựa trên kinh nghiệm của một quần thể thực tế đến từ các nghiên cứu ở Singapore.
Thừa nhận chừng nào virus còn tồn tại, mọi người phải tuân theo các quy tắc giãn cách xã hội, ông nói: “Con số 6% những người không có triệu chứng tiếp tục phát triển các triệu chứng có thể bị lây nhiễm một ngày trước khi có dấu hiệu của các triệu chứng.
“Tuy nhiên chúng tôi không biết gì trong cộng đồng về những người bị nhiễm bệnh và không bao giờ phát triển các triệu chứng”.Giáo sư Heymann cũng cho biết ông không thể dự đoán liệu sẽ có một làn sóng nhiễm trùng thứ hai hay không và “không ai có thể” đưa ra đánh giá. Hầu hết các quốc gia hiểu rằng họ phải “rất thận trọng” khi nới lỏng phong tỏa và sẽ cần có các quy định đối với trường học và các cuộc tụ họp đông người.
GS Heymann nói thêm rằng cần phải có "cách tiếp cận theo từng ngành hoặc thậm chí là theo từng vùng" để thử và giảm thiểu nguy cơ.Ông cho rằng không có quốc gia nào sẽ mở lại mọi thứ cùng một lúc, nhưng nói thêm “Tôi có thể sai”.
Trong tháng qua Hàn Quốc đã báo cáo ít nhất 116 người ban đầu đã hết virus corona nhưng sau đó xét nghiệm dương tính trở lại. Con số này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền gợi ý sẽ sớm xem xét nới lỏng các khuyến cáo nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn các đợt bùng phát mới.
Hàn Quốc báo cáo chỉ có 25 ca nhiễm vào 13/4 nhưng sự gia tăng các bệnh nhân “tái dương tính” đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng dập tắt dịch bệnh của nước này.
Các chuyên gia vẫn đang điều tra nguyên nhân của tình trạng tái phát rõ ràng. Nhưng Jeong Eun-kyeong, giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc(KCDC), cho biết virus này có thể được tái hoạt hóa bên trong cơ thể của người bệnh chứ không phải họ bị lây lại từ người khác.
Các chuyên gia khác cho rằng xét nghiệm sai sót có thể đóng vai trò hoặc tàn dư của virus vẫn có thể ở trong cơ thể của bệnh nhân nhưng không lây nhiễm hoặc gây nguy hiểm cho vật chủ hoặc người khác.
Theo Li QinGyuan, trưởng khoa phòng ngừa và điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Hữu nghị Trung Nhật, Bắc Kinh, những người bị nhiễm Covid-19 hình thành kháng thể bảo vệ - nhưng không rõ thời gian bảo vệ kéo dài bao lâu. "Tuy nhiên, ở một số người, kháng thể không thể tồn tại lâu như vậy", BS Li nói. “Đối với nhiều bệnh nhân đã được chữa khỏi, khả năng tái phát là có”.
Bác sĩ Peter Jung, giảng viên nhi khoa tại Đại học Y Texas ở Houston thì cho rằng: “Giống như cúm có thể đột biến, Covid-19 cũng có thể khiến một người nào đó dễ bị mắc bệnh lại”.
Tuy nhiên, theo Stephen Gluckman, một bác sĩ về các bệnh truyền nhiễm, có vẻ như mắc bệnh một lần sẽ mang lại khả năng miễn dịch ở hầu hết mọi người - như đã thấy với các virus corona khác.
Ông nói: “Đối với đa số, có cảm giác là một khi bạn đã bị nhiễm một virus corona đặc hiệu, bạn sẽ được miễn dịch. Chúng tôi không có đủ dữ liệu để nói về virus corona này, nhưng có khả năng là cũng như vậy”.
Điều này có nghĩa là những người ban đầu đã hồi phục có nhiều khả năng tái phát hơn là bị tái nhiễm virus.Theo một nghiên cứu, những người bị nhiễm trùng nhẹ có thể xét nghiệm phết họng dương tính với virus “trong nhiều ngày và thậm chí vài tuần sau khi bị bệnh”.
Chủ đề liên quan:
corona miễn dịch miễn dịch virus corona nhiễm virus nhiễm virus corona những người virus corona virus Corona Vũ Hán với virus