Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những sai lầm khi xử trí bong gân, trật khớp mọi người cần biết

Bong gân và trật khớp là T*i n*n thường gặp trong sinh hoạt, đây là hậu quả của những chấn thương về dây chằng, bao khớp và các cấu trúc xung quanh. Khi bị T*i n*n cần xử trí đúng để giảm nhẹ và dưới đây là những kỹ năng để giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này.

Nhiều người cho rằng bong gân, là những thương tích nhẹ, có thể tự điều trị hoặc dùng một số biện pháp dân gian như xoa dầu nóng, bóp rượu ngâm, đắp Thu*c lá vào vùng chi thể bị đau.

Tuy nhiên, những phương pháp này đều chưa được kiểm chứng, có thể để lại hậu quả khôn lường như: kéo dài triệu chứng bệnh, teo cơ, cứng khớp hoặc mất chức năng của khớp. Thậm chí, bong gân được điều trị muộn hoặc không đúng dẫn đến tình trạng lỏng khớp và đau khớp mạn tính.

Do đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời khi có những triệu chứng sau:

- Bị chấn thương lại vào vùng khớp đã bị bong gân trước đó.

- Đau nhiều vùng khớp bị thương tổn, không thể vận động được khớp hoặc không thể đứng tỳ chân hoặc đi lại được.

- Không thể bước đi được 4 bước mặc dù không thấy đau nhiều hoặc người bệnh cảm thấy lỏng khớp.

Bong gân, trật khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp.

Những điều nên làm khi bị bong gân, trật khớp

Bong gân nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, bong gân nặng cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán mức độ nặng, điều trị và theo dõi sau điều trị. Xử trí cấp cứu khi bị bong gân cần thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Để chi thể bị tổn thương được nghỉ ngơi. Trong trường hợp bong gân nhẹ, cần hạn chế vận động khớp bị tổn thương. Nếu tổn thương khớp chi dưới, cần hạn chế đi lại hoặc hỗ trợ đi lại bằng nạng. Nếu tổn thương khớp chi trên cần tránh các động tác gây đau cho khớp. Khi người bệnh đỡ đau có thể nhẹ nhàng tập vận động trở lại. Trong trường hợp bong gân nặng, cần phải để khớp bị thương tổn ở tư thế cơ năng - là tư thế mà khớp được nghỉ ngơi hoàn toàn. Người bệnh thường được bó bột hoặc nẹp bột để hỗ trợ cho khớp được cố định. Sau 4 - 6 tuần, có thể cho người bệnh tập vận động trở lại.

- Nên sử dụng túi chườm để thực hiện chườm lạnh cho vùng khớp bị thương tổn. Chườm lạnh cần được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chấn thương, trong khoảng 15 - 30 phút, 4 - 8 lần mỗi ngày trong vòng 48 giờ đầu hoặc cho đến khi thấy đỡ sưng nề. Nếu sử dụng đá để chườm cần tránh chườm một vị trí trong thời gian quá lâu gây bỏng lạnh phần mềm.

- Băng ép vùng khớp bị thương tổn: Sử dụng băng chun để thực hiện băng ép. Băng ép không quá chặt sẽ gây khó chịu cho người bệnh nhưng cũng không quá lỏng thì mới hiệu quả.

- Nâng cao chi thể bị tổn thương: Nâng cao vùng chi thể bị tổn thương bằng cách để vùng ngọn chi (bàn tay, bàn chân) cao hơn vùng gốc chi (khuỷu, gối) hoặc nâng cao vị trí khớp bị thương tổn hơn mức tim khi có thể nhằm hạn chế và phòng ngừa sưng nề cho vùng chi thể bị tổn thương.

Các phương pháp điều trị bong gân, trật khớp

- Dùng Thu*c: Đối với bong gân nhẹ và vừa, bác sỹ thường hướng dẫn tự chăm sóc tại nhà theo nguyên tắc trên và dùng Thu*c giảm đau chống viêm thông thường như paracetamol, ibuprofen… Tập phục hồi chức năng được thực hiện khi người bệnh cảm thấy đỡ đau. Quá trình tập vận động khớp được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng.

- Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được chỉ định khi bong gân nặng, nghĩa là dây chằng bị đứt hoàn toàn và dẫn đến tình trạng lỏng khớp.

phụ thuộc vào vị trí và mức độ nặng của khớp bị trật, do đó cần thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

- Nắn chỉnh khớp: Bác sĩ sẽ thực hiện nắn chỉnh các đầu xương của diện khớp về đúng vị trí giải phẫu. Tùy thuộc vào tình trạng khớp bị trật, vị trí khớp, mức độ thương tổn của khớp trật mà trong quá trình thủ thuật bác sĩ có thể sử dụng Thu*c gây tê tại chỗ, gây tê vùng hay gây mê cho người bệnh.

- bất động khớp: sau khi nắn chỉnh khớp về vị trí giải phẫu, bác sĩ có thể bất động khớp bị trật bằng cách bó bột, dùng dụng cụ trợ đỡ hoặc treo tay. thời gian bất động khớp phụ thuộc vào độ nặng của và các tổn thương phần mềm, mạch máu, thần kinh phối hợp.

- phẫu thuật được đặt ra nếu bác sĩ không thể nắn chỉnh kín diện khớp về vị trí giải phẫu hoặc khi có tổn thương mạch máu, thần kinh, dây chằng kèm theo. phẫu thuật cũng có thể được chỉ định trong trường hợp tái diễn, nhất là ở khớp vai.

- Phục hồi chức năng: Ngay sau khi được tháo bỏ dụng cụ bất động khớp, người bệnh sẽ bắt đầu chương trình tập phục hồi chức năng nhằm lấy lại biên độ vận động của khớp và sức mạnh cơ bắp. Quá trình tập phục hồi chức năng là một quá trình lâu dài, với nhiều bài tập từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng và cường độ từ thấp đến cao.

ThS.BS Đỗ Văn Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cach-xu-tri-bong-gan-va-trat-khop-trong-tai-nan-chan-thuong-n153382.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11-15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
  • Bạn trai tôi bị đái tháo nhạt sau chấn thương sọ não, uống hết 3 hộp Minirin nhưng vẫn còn cảm giác khát nước và đi tiểu nhiều lần.
  • Mangyte ơi, em vừa mới bị T*i n*n giao thông khi đi du lịch, bị gãy chân và xây xát nhiều nơi. Em đã bó bột ở bệnh viện nơi em du lịch rồi. Bệnh viện gần nhà em nhất là bệnh viện 175, nên em định đến đó điều trị và theo dõi tiếp. Không biết giá cả như thế nào? Mangyte giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều! (Minh Châu - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Dãn hoặc rách dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở vùng đầu gối.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Trật khớp có các dấu hiệu bao gồm: khớp đột ngột đau dữ dội, sưng phù, biến dạng và không thể cử động. Trật khớp cần được điều trị kịp thời nhằm giúp
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY