Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Những thực phẩm vàng vỗ về những cơn đau trong ngày đèn đỏ

Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn ác mộng ngày “đèn đỏ”.

Là phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, hẳn bạn luôn cảm thấy những ngày hành kinh không hề dễ chịu. Các triệu chứng do hành kinh như thay đổi tâm trạng cảm xúc hay đau bụng kinh (thống kinh) như thể đang thử thách lòng kiên nhẫn của bạn vậy.

Nếu đã thử mọi cách để làm dịu chứng thống kinh và khắc phục tình trạng thay đổi tâm trạng nhưng vẫn không cải thiện được tình hình, bạn hãy thử các loại sau đây nhé! Sử dụng phù hợp trong những ngày ''đèn đỏ'' có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn trong những ngày này.

Sô cô la - thực phẩm xua tan cảm giác khó chịu

Bước vào “mùa dâu”, các tế bào ở tử cung bắt đầu sản xuất ra hormone prostaglandin. Điều này khiến cho tử cung xuất hiện những cơn co thắt gây khó chịu và làm đau bụng dưới. Đây cũng là nguyên nhân khiến phần lớn phụ nữ cảm thấy dễ cáu kỉnh trong những ngày đèn đỏ.

Để làm dịu cảm xúc và cơn đau, sô cô la đen sẽ là ý tưởng hoàn hảo vào thời điểm này. Bạn có thể dùng sô cô la đen có lượng đường thấp hơn sữa và sô cô la trắng để thoã mãn cơn thèm ngọt. Đồng thời, thực phẩm này còn bổ sung một nguồn magiê dồi dào, tốt cho cơ thể vào ngày kinh.

Trà gừng - làm ấm bụng dưới và giảm đau hiệu quả

Nhấm nháp một ly trà gừng ấm có thể giúp giảm đau bụng nhanh chóng. Gừng có thể giảm đau hiệu quả như Thu*c mefenamic acid - một loại Thu*c giảm đau chống viêm. Ngoài ra, thực phẩm này rất tốt cho những phụ nữ có kinh nguyệt không đều, làm ổn định khí huyết hơn.

Để pha trà gừng, hãy gọt một miếng gừng bằng ngón tay cái, cắt lát mỏng và ngâm trong nước nóng với một lát chanh khoảng 5 phút.

Ly sữa ẩm - xua tan mọi cảm giác khó chịu

Một ly sữa ấm có thể xua tan mọi cảm giác khó chịu, giúp bạn cảm thấy khá hơn trong thời gian hành kinh.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine, canxi và vitamin D hỗ trợ nhau trong việc giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (những triệu chứng như đau lưng, căng vú, đau bụng, nổi mụn…). Trên thực tế, chúng hoạt động như chất làm giãn cơ, giúp giảm bớt chứng thống kinh và đau nhức.

Các loại đậu - bổ sung lượng máu đã mất và làm dịu các cơn đau

Các loại đậu có chứa rất nhiều chất sắt, magie giúp bạn bổ sung nhanh chóng lượng máu đã mất. Bên cạnh đó, các loại đậu có chứa nhiều chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng, không phải chịu các cơn đau chồng chất do rối loạn tiêu hóa gây ra.

Trứng - tạo cảm giác êm ái cho vùng bụng

Trong trứng có chứa nhiều vitamin B6, vitamin D, vitamin E, đặc biệt là rất giàu protein giúp giảm cảm giác đau bụng khi trong kỳ kinh.

Sữa chua - giảm chứng đau bụng hiệu quả hơn

Thực phẩm không thể vắng mặt trong những ngày ''đèn đỏ'' của các cô gái chính là sữa chua. Bổ sung đầy đủ canxi có thể làm giảm chứng đau bụng hiệu quả bởi canxi có tác dụng giảm sự co bóp của tử cung, nguyên nhân gây nên những cơn đau thắt.

Thưởng thức 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày, tương đương khoảng 120-240 gram canxi, có thể giúp giảm được 30% cơn đau bụng mỗi tháng. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa vi khuẩn “thân thiện” hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và giảm bớt chứng đầy hơi.

Trái cây - mang nhiều lợi ích sức khỏe trong ngày ''đèn đỏ''

Chuối, dứa, kiwi chính là thực phẩm tiếp theo trong danh sách bạn cần bổ sung vào ngày “đèn đỏ”. Trong chuối có hàm lượng lớn kali và vitamin B6, có tác dụng chống co thắt. Bên cạnh đó, dứa có chứa một loại enzyme bromelain giúp chống viêm hiệu quả. Tiếp theo, kiwi lại giàu actinidin giúp tiêu hoá đạm tốt hơn.

Do đó, muốn đẩy lùi cơn đau bụng dưới nhanh chóng, bạn không nên bỏ qua những thực phẩm này. Ngoài ra, kết hợp trái cây cùng sữa chua cũng là gợi ý tuyệt vời vừa làm đẹp da vừa tốt cho chu kỳ kinh nguyệt.

An Hoa (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/y-hoc-suc-khoe-c-182/goc-khoe-dep-c-202/nhung-thuc-pham-vang-vo-ve-nhung-con-dau-trong-ngay-den-do-136321.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY