Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Những vấn đề ở đường tiêu hóa và lưu ý khi dùng Thuốc

Trong điều trị, Thuốc uống được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, khi dùng Thuốc theo đường này, một số vấn đề có thể xảy ra ở đường tiêu hóa mà người dùng Thuốc cần lưu ý để đảm bảo được an toàn, hiệu quả...
Trong điều trị, Thuốc uống được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, khi dùng Thuốc theo đường này, một số vấn đề có thể xảy ra ở đường tiêu hóa mà người dùng Thuốc cần lưu ý để đảm bảo được an toàn, hiệu quả...

Một số sản phẩm Thuốc được cảnh báo khi dùng nếu bệnh nhân có vấn đề trong việc nuốt thức ăn. Tình trạng nuốt khó (khó nuốt) thường xảy ra ở những bệnh nhân như Parkinson, đột quỵ, chấn thương sọ não hoặc ung thư đầu, cổ, thực quản. Khi nuốt khó, viên Thuốc sẽ không trôi ngay xuống dạ dày, sẽ mắc lại ở thực quản, gây loét thực quản (đối với những Thuốc kích ứng như kháng sinh doxycycline) hoặc trương nở có thể gây khó thở...

Vì vậy, khi có cảm giác khó nuốt hoặc bị viên Thuốc mắc kẹt ở cổ họng... người bệnh cần thông báo cho nhân viên y tế biết để được xử lý kịp thời.

Nếu bệnh nhân có vấn đề ở dạ dày như ợ nóng, đau bụng hoặc đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày cần thận trọng khi sử dụng các Thuốc có tác dụng phụ gây hại dạ dày như các loại Thuốc kháng viêm không steroid (aspirin, ibuprofen, naproxen...). Khi bị viêm loét dạ dày hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày dùng các Thuốc này sẽ làm trầm trọng thêm bệnh, sẽ gây chảy máu dạ dày.

Buồn nôn, nôn là các triệu chứng gây phiền hà trong quá trình uống Thuốc. Vì rất nhiều Thuốc uống có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây buồn nôn, nôn ảnh hưởng tới quá trình dùng Thuốc. Trường hợp các triệu chứng trên nặng cần phải thay đổi đường dùng Thuốc, ví dụ từ Thuốc uống chuyển sang dùng dạng Thuốc đặt, tiêm...

Vì vậy, trong quá trình dùng Thuốc, người bệnh cần thông báo tình trạng của mình cho bác sĩ biết, ví dụ như đang mắc các bệnh gì, từng bị dị ứng với những Thuốc nào... và kịp thời thông báo những bất thường có thể xảy ra trong quá trình dùng Thuốc để được xử lý kịp thời, thích hợp.

DS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-van-de-o-duong-tieu-hoa-va-luu-y-khi-dung-thuoc-14042.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.