Sức khỏe Giới tính hôm nay

Những xét nghiệm cần làm để xác định vô sinh hiếm muộn

Vợ chồng tôi nghi ngờ bị hiếm muộn. Xin bác sĩ cho biết cần thực hiện các xét nghiệm nào để biết chính xác là có bị hiếm muộn, vô sinh.

Tôi nghe nói muốn biết có bị vô sinh, hiếm muộn không thì cả hai vợ chồng đều phải đi khám phải không? Xin cám ơn bác sĩ.

(Lam)

Ảnh minh họa: Health.

Chào bạn,

Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, có quan hệ T*nh d*c thường xuyên trung bình 2 - 3 lần trong một tuần, không dùng biện pháp Tr*nh th*i nào mà người vợ vẫn không có thai. Nếu vợ chồng bạn ở trường hợp này hoặc tuổi không còn trẻ, muốn kiểm tra sức khỏe sinh sản thì nên đi khám sớm sẽ có nhiều lợi thế trong quá trình điều trị sau này nếu thực sự bị hiếm muộn.

Một trong những nguyên tắc thăm dò chẩn đoán và điều trị vô sinh là bác sĩ cần gặp đầy đủ cả vợ và chồng để hỏi bệnh sử, khám và xét nghiệm song song. Nguyên nhân đã được thấy rõ ràng vẫn cần phải khám và làm đầy đủ các xét nghiệm khác vì hầu hết các trường hợp hiếm muộn đều có thể có nhiều hơn một nguyên nhân.

Theo khảo sát, nguyên nhân vô sinh do người vợ khoảng 40%, do chồng (khoảng 40%), do cả hai (10%) hoặc không rõ nguyên nhân (10%). Vì vậy việc khám chẩn đoán và điều trị hiếm muộn cần sự hợp tác và cố gắng của hai vợ chồng.

Đối với người vợ, có 2 thời điểm cần đi khám:

1. Sạch kinh từ 2 - 5 ngày (tức từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 của chu kỳ kinh). Người vợ sẽ được cho làm các xét nghiệm cơ bản, khám phụ khoa, chụp tử cung vòi trứng ,…

2. Đang có kinh ngày thứ 2 - 3 của chu kỳ kinh. Người vợ sẽ được đánh giá dự trữ buồng trứng thông qua xét nghiệm nội tiết tố Sinh d*c, siêu âm đếm nang thứ cấp, AMH.

Đối với người chồng, khi đi khám cần:

Kiêng xuất tinh từ 3 - 7 ngày để kiểm tra tinh dịch đồ. Đây là xét nghiệm quan trọng nhất để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra có thể làm xét nghiệm cơ bản, kiểm tra nội tiết tố Sinh d*c.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn vợ chồng bạn làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm tìm ra nguyên nhân. Từ đó định hướng điều trị cho vợ chồng bạn đạt hiệu quả cao nhất.

Trân trọng.

Theo ThS.BS Lê Thi Thu Hiền - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-xet-nghiem-can-lam-de-xac-dinh-vo-sinh-hiem-muon-n214725.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY