Bác sĩ nguyễn minh tiến, phó giám đốc bệnh viện nhi đồng thành phố cho biết, đêm 28/2 bé được chuyển bệnh viện tỉnh chuyển đến, chẩn đoán phỏng nước sôi độ ii, diện tích phỏng 50% giờ thứ hai.
Người mẹ cho biết lúc 22h ngày 27/2, chị nấu nồi nước sôi rồi đổ vào ca nước đặt trên bàn, sau đó đi lấy gừng trong tủ lạnh để thái nhỏ, bỏ vào ca nước sôi uống. Trong tích tắc, mẹ thấy bé đi đến bàn với tay lấy ca nước, chạy nhanh đến ngăn không kịp. Nước sôi đổ tung tóe vào đầu, mặt, ngực, tay bé và tay mẹ, bỏng rộp da. Người mẹ vội đưa con vào bệnh viện tỉnh sơ cứu, truyền dịch, giảm đau và chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Các bác sĩ ghi nhận bé bị bỏng nhiều vị trí, sốc, mạch nhẹ, huyết áp tụt, phải cấp cứu hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc. Hiện tình trạng bé còn nặng.
Bé trai bỏng nặng, đang được bác sĩ điều trị, chăm sóc tích cực. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Theo bác sĩ Tiến, các T*i n*n sinh hoạt tại nhà thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới ba tuổi. Do đó, phụ huynh cần lưu ý, những công việc, sinh hoạt gia đình luôn tiềm ẩn nguy cơ nhất định đối với trẻ. Ví dụ, bàn ủi vừa ủi quần áo xong còn nóng, xe gắn máy mới chạy về nhà ống bô xe vẫn nhiệt, nguồn điện trong tầm với trẻ không được che chắn, xăng dầu đựng trong chai thức uống... dễ gây T*i n*n cho trẻ nhỏ.
Khi trẻ bị bỏng nước sôi, bác sĩ khuyên phụ huynh giữ bình tĩnh để xử trí đúng. Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi chỗ nguy hiểm, xối nước mát lên người bé khoảng 10-15 phút, sau đó thay đồ, quấn trẻ trong khăn sạch và đưa đến bệnh viện gần nhất.