Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Panadol trẻ em - Thuốc hạ sốt giảm đau

Thận trọng. Bệnh nhân suy gan, suy thận. Các dấu hiệu phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.

Thành phần

Paracetamol.

Chỉ định/Công dụng

Đau nhẹ đến vừa bao gồm: đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vắc xin, đau sau nhổ răng hoặc sau thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp. Hạ sốt.

Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng

Trẻ em ≥ 2 tuổi.: 10-15 mg/kg/lần, tối đa 60 mg/kg/ngày (không quá 4 liều/24 giờ). Khoảng cách liều tối thiểu: 4 giờ. Trẻ em < 2 tuổi.: không dùng.

Chống chỉ định

Tiền sử quá mẫn với thành phần Thuốc.

Thận trọng

Bệnh nhân suy gan, suy thận. Các dấu hiệu phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính. Paracetamol có thể làm tăng nguy cơ chuyển hóa acid trong máu ở bệnh nhân bị tăng glutathione như nhiễm trùng máu. Không dùng với Thuốc khác có chứa paracetamol.

Phản ứng phụ

Rất hiếm: giảm tiểu cầu; phản ứng quá mẫn, ban đỏ, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson; co thắt phế quản ở bệnh nhân mẫn cảm với aspirin/NSAID khác; rối loạn chức năng gan.

Tương tác

Sử dụng paracetamol hàng ngày kéo dài làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin và coumarin khác dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu. Phenothiazin, liệu pháp hạ nhiệt: khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng. Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid: có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol.

Phân loại (US)/thai kỳ                                     

Mức độ B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau).

Thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) & hạ sốt [Analgesics (Non-Opioid) & Antipyretics].

Trình bày/Đóng gói

Panadol Trẻ em. Viên nhai 120 mg. 8 × 12's.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/p/panadol-tre-em/)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY