Thận , Tiết niệu hôm nay

Phẫu thuật lấy ra 7 viên sỏi nặng 0,5kg trong bàng quang bệnh nhân

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước đã tiến hành phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị sỏi thận bàng quang và lấy ra 7 viên sỏi thận có với tổng trọng lượng 0,5kg.
Tối 11-7, bác sĩ Nguyễn Hữu Trịnh - trưởng khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước, người trực tiếp tham gia êkip phẫu thuật - cho biết cùng ngày các bác sĩ của bệnh viện đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Trần Văn M. (45 tuổi, ngụ thôn 6, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước).

Bệnh nhân M. nhập viện vào ngày 24-6, trong tình trạng đau vùng hạ vị dưới rốn cộng với vết loét chảy mủ kéo dài ở vùng mông bên trái. Sau khi chụp phim và siêu âm, bệnh viện phát hiện ra bệnh nhân Mai có những viên sỏi lớn ở bàng quang.
Các viên sỏi được lấy ra từ bàng quang của bệnh nhân Trần Văn M. - Ảnh: N.N
Tuy nhiên, do vết nhiễm trùng ở mông bị chảy mủ nên các bác sĩ quyết định xử lý trước. Đến ngày 11-7, sau khi bệnh nhân tạm ổn định, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy các khối sỏi ra ngoài.

Theo bác sĩ Trịnh, sau hơn 1 giờ đồng hồ,  ca phẫu thuật đã diễn ra thành công.

Khi phẫu thuật đã lấy được từ trong người bệnh nhân M. tới 7 viên sỏi rất lớn, mỗi viên có hình kim tự tháp, kích thước gần bằng đáy của một chai nước suối. Tổng trọng lượng của 7 viên sỏi lên tới 0,5kg.
Tổng trọng lượng của 7 viên sỏi lấy ra trong người bệnh nhân Trần Văn M. nặng 0,5kg - ảnh: N.N
"Điều đáng nói là trước khi được các bác sĩ phẫu thuật lấy 7 viên sỏi khổng lồ ra ngoài, bệnh nhân M. không hề biết trong bụng mình có những viên sỏi lớn. Theo bệnh nhân, ông bị T*i n*n lao động, tổn thương tủy sống, liệt nửa người từ ngang lưng trở xuống hơn 15 năm nay.

Bệnh nhân đã điều trị tại một số bệnh viện nhưng không khỏi đành phải chấp nhận nằm ở nhà. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc tiểu tiện quá đau buốt nên gia đình mới chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Bình Phước cấp cứu.

Nguyên nhân hình thành sỏi là bởi sự liên thông nước tiểu của bệnh nhân không được tốt do nằm lâu ngày không được vận động nên nước tiểu bị ứ đọng. Còn việc các viên sỏi có hình kim tự tháp là do bệnh nhân thường nằm nghiêng qua nghiêng lại nên lần lượt hình thành các viên sỏi có hình dạng trên" bác sĩ Trịnh nói.

Hiện bệnh nhân M. đã qua cơn nguy hiểm và dần hồi phục.
Theo Tuổi Trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phau-thuat-lay-ra-7-vien-soi-nang-05kg-trong-bang-quang-benh-nhan-n402764.html)

Tin cùng nội dung

  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY