Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Phòng bệnh lý bàn chân ở người tiểu đường

Người bị đái tháo đường nên tạo thói quen tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày, rửa chân sạch sẽ, mang vớ, giữ gót chân không chai sần.

Hiểu đúng về căn bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa những biến chứng hay gặp nhất là bệnh lý bàn chân tiểu đường. Ảnh: News.

Kiểm soát lượng đường huyết, ăn uống hợp lý, duy trì hoạt động thể chất đều đặn là những nguyên tắc vàng giúp ngăn ngừa và trì hoãn bệnh lý bàn chân tiểu đường cũng như tim mạch, thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Bên cạnh đó, cần tuân thủ lịch đo đường huyết định kỳ và kiểm tra các thông số huyết áp, cholesterol trong máu, sử dụng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân cũng được khuyến cáo nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày. Dù không thấy những dấu hiệu cụ thể như đổi màu, lở loét, sưng hay đau, bạn vẫn cần thường xuyên kiểm tra chân để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có. Vấn đề vệ sinh cần được chú ý đặc biệt, nên rửa chân với nước ấm, không nóng hoặc lạnh quá, nên cắt móng chân mỗi tuần hoặc khi móng dài.

Hãy giữ cho gót chân không bị chai hay đóng vảy sừng. Trong trường hợp phát hiện gót chai hoặc nhiều vảy sừng, nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết cách xử lý. Không nên quá lo lắng mà chà xát mạnh hay tự ý cắt da vảy sừng vùng gót chân dễ gây nhiễm trùng.

Dù ở trong nhà hay đi ra ngoài, bệnh nhân tiểu đường không nên để chân trần vì dễ gây tổn thương lòng bàn chân. Nên dùng vớ và giày, dép mềm. Khi ngồi hãy để thẳng chân, không để bị tắc mạch máu do gập gối quá lâu. Bên cạnh đó, cần duy trì hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tránh vận động gắng sức.

AloBacsi.vn, Theo Thi Ngoan - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-benh-ly-ban-chan-o-nguoi-tieu-duong-n149201.html)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY