Bệnh theo mùa hôm nay

Phòng, chữa cảm cúm

Thời tiết chuyển mùa, nhiều người thường bị cảm lạnh hay nhiễm siêu vi cúm. Thông thường, các cơn cảm lạnh và cúm này có thể hết trong vài ngày hay một tuần ở người có sức khỏe bình thường.

Tuy nhiên, ở những người lớn tuổi, những người mắc bệnh mạn tính, trẻ em suy dinh dưỡng thì cảm cúm dễ dẫn đến bội nhiễm trùng, “đánh thức” các bệnh tiềm tàng trong cơ thể.

Có thể phân biệt giữa cúm và cảm lạnh qua các triệu chứng:

- Được coi là bị cúm khi người nóng sốt, nhức đầu, ớn lạnh, đau mình mẩy, mỏi tay chân, đau họng, ho. Trong khi đó, cảm lạnh thường xảy ra khi một vi khuẩn tiếp xúc với lớp màng nhầy của mũi gây nghẹt mũi, nhảy mũi, chảy nước mũi, ngứa họng và ho.

Như chúng ta biết, không khí nơi đông người chứa đủ loại siêu vi, vi khuẩn; chúng lan truyền trong môi trường khi người mắc bệnh nói chuyện, ho, khạc đàm cũng như từ các chất thải của vật nuôi như heo, gà, chó, mèo, chim... Khi hít không khí bị nhiễm, con người có nhiều nguy cơ bị lây bệnh.

Khi bị cảm cúm, có thể xử trí bằng cách:

- Cho vào nồi xông vài thứ lá như sả, bạch đàn, tràm, kinh giới, ổi, chanh, bưởi... rồi xông. Ăn cháo giải cảm với nhiều hành, ngò, nén. Ăn vài tép tỏi tươi đã giã thật nát.

- Uống Thu*c giảm đau hạ sốt như paracetamol (acetaminophen). Liều dùng 1.500 mg/ngày, chia 3 lần ở người lớn; trẻ em dùng 10-15 mg/kg/lần. Dùng Thu*c tối đa là 1 tuần. Lưu ý: Không nên dùng aspirin vì có thể làm đau dạ dày, đặc biệt ở trẻ em, do hội chứng xám (Reye).

- Nên cẩn thận khi dùng Thu*c trị chảy mũi nước hay Thu*c chống dị ứng (chlorpheniramin, cetirizin...) vì gây buồn ngủ; đặc biệt cấm dùng ở những người vận hành máy móc, lái xe. Thu*c trị nghẹt mũi như ephedrin ảnh hưởng đến cao huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp. Nên cẩn thận trước khi dùng. Có thể dùng thêm dexamethasone, prednisolon ở liều thấp và uống lúc bụng no, trong 2-3 ngày. Tăng cường sức đề kháng với vitamin C (1.000 mg/ngày) và kẽm (10 mg/ngày).

Một trong những biện pháp phòng tránh bệnh đường hô hấp là rửa mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước muối S*nh l* natri clorid 0,9%. Kết hợp nước muối S*nh l* và tỏi cũng sẽ có một phương Thu*c tốt. Cụ thể: Lấy nửa tép tỏi, lột vỏ, giã nhuyễn trong chén sạch, sau đó cho 10 ml nước muối S*nh l* vào, khuấy nhẹ, bỏ phần bã, gạn lấy nước trong, nhỏ mũi 3-4 lần/ngày. Chỉ dùng trong ngày, qua ngày sau thì làm đợt mới.

Theo BS Ngô Văn Tuấn - Người lao động
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-chua-cam-cum-n232491.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY