Sốt xuất huyết có thể gây suy nhược cơ thể. sốt cùng với các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau khớp là những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết. các triệu chứng này đều có thể được điều trị và kiểm soát tại nhà. tuy nhiên, một số triệu chứng nghiêm trọng có thể cần được chăm sóc y tế. tương tự với sốt xuất huyết thì sốt virus cũng đáng lo ngại, sốt có thể đi kèm với các triệu chứng như ớn lạnh và đau nhức cơ thể, nhưng hầu hết tình trạng này thường sẽ kéo dài từ ba đến năm ngày.
Triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết.
Như đã biết, sốt có thể là dấu hiệu của bất cứ bệnh gì. nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn, bệnh đường hô hấp như cúm, cảm lạnh thông thường, covid-19, say nắng say nóng, hoặc thậm chí sốt có thể là một dấu hiệu nguy hiểm khi bạn xuất hiện một khối u ác tính. rất khó để biết được nguyên nhân đã kích hoạt cơn sốt của bạn và bạn cần xem xét các triệu chứng đi kèm với sốt để phân biệt giữa các bệnh.
Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với một tác nhân lạ, virus hoặc bất cứ thứ gì khiến nhiệt độ của cơ thể tăng lên. Đó là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn với cơ thể bạn và cần được chú ý.
Sốt có thể là triệu chứng khởi phát đầu tiên của hầu hết tất cả các bệnh làm thân nhiệt tăng cao. cả bệnh sốt xuất huyết và bệnh nhiễm virus thông thường đều có thể gây ra sốt như nhau. tuy nhiên, do các ca sốt xuất huyết đã gia tăng trong thời gian gần đây và việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm trở nên quan trọng hơn.
Trong khi sốt virus lây truyền qua không khí, do các giọt bắn từ người bị bệnh hoặc do chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus, thì sốt xuất huyết là kết quả của muỗi đốt (muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi aedes aegypti). sốt virus có thể kéo dài 3-5 ngày, trong khi sốt xuất huyết có thể kéo dài từ 2-7 ngày, thậm chí có thể kéo dài nếu không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, sốt virus có tính truyền nhiễm và có thể truyền từ người này sang người khác. mặt khác, bệnh sốt xuất huyết không thể lây truyền qua đường tiếp xúc và không lây qua đường không khí.
Sốt xuất huyết thường gây sốt cao
Sốt virus thường không nghiêm trọng bằng bệnh sốt xuất huyết. sốt virus thông thường có thể kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, đau họng, đau cơ thể nhẹ, suy nhược, trong khi sốt xuất huyết có thể bị sốt cao, đau nhức cơ thể dữ dội, đau khớp và phát ban trong vòng 24 - 48 giờ sau khi sốt.
Số lượng tiểu cầu thấp có thể là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết
xét nghiệm là phương pháp duy nhất giúp chẩn đoán chính xác một người có đang bị sốt xuất huyết hay không.
Cách tốt nhất và chắc chắn để xác định bạn có bị sốt xuất huyết không là làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm kháng nguyên ns1 sốt xuất huyết. các chuyên gia thống kê khoảng 80 - 90% bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ có số lượng tiểu cầu thấp hơn 100.000 tế bào trên mỗi microlit máu, trong khi 10 - 20% trường hợp còn lại tiểu cầu có thể giảm sâu xuống mức 20.000 tế bào trên mỗi microlit máu hoặc ít hơn.
Những người bị sốt virus sẽ không bị các biến chứng như vậy. Tuy nhiên, số lượng tiểu cầu trong máu giảm thấp có thể là dấu hiệu của các bệnh khác. Tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra đánh giá.
Việc phát triển vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết vẫn đang được tiến hành, nên việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để bạn tránh bị muỗi đốt cũng như phòng bệnh sốt xuất huyết. ngoài việc thực hành tốt vệ sinh cá nhân, bạn cần phải nhớ làm sạch và khử trùng các nguồn nước đọng, tránh để đọng nước, mặc quần áo dài và sử dụng thuốc chống muỗi khi cần thiết.