Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Phòng ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường

Tỉ lệ Tu vong vì biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) rất cao. Dưới đây là một số biện pháp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
Khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ Tu vong vì biến chứng tim mạch, do bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ sẽ bị tăng xơ vữa động mạch và bệnh động mạch vành (ĐMV) mạn. Nguy cơ suy tim và hội chứng ĐMV cấp của bệnh nhân ĐTĐ cũng gia tăng.

Bệnh nhân ĐTĐ được coi có nguy cơ tương đương bệnh nhân đã có tiền sử nhồi máu cơ tim (NMCT). Mảng xơ vữa ở ĐMV bệnh nhân ĐTĐ giàu lipid, có nguy cơ dễ vỡ hơn so với bệnh nhân không ĐTĐ.

Các biến chứng tim mạch của ĐTĐ bao gồm:

- Biến chứng vi mạch: bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh (neuropathy).

- Biến chứng mạch máu: bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại vi, suy tim

- Loạn nhịp tim: rung nhĩ và đột tử

Nếu muốn giảm tỷ lệ Tu vong thì cần phải có biện pháp để làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Các biện pháp bao gồm: thay đổi lối sống và chăm sóc có hiểu biết, kiểm soát tốt ĐH, kiểm soát tốt huyết áp, đưa lipid máu đến mức cần thiết.

Thay đổi lối sống và chăm sóc có hiểu biết

 Biến chứng tim mạch

Thay đổi lối sống bao gồm: giảm cân, tăng vận động (tối thiểu 30 phút/ngày), thay đổi khẩu phần ăn, ngưng Thu*c lá, không uống rượu hoặc uống vừa phải. Các biện pháp này cần được thực hiện thường xuyên. Chăm sóc có hiểu biết bao gồm khảo sát các bệnh phối hợp như tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid máu và đo albumine niệu vi lượng.

Kiểm soát đường huyết

Kiểm soát tốt đường huyết (ĐH) giúp giảm biến chứng vi mạch và biến chứng mạch máu lớn. Tương quan giữa tăng đường máu với biến chứng mạch máu lớn không rõ ràng như tương quan đường máu với biến chứng vi mạch.

Trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2, nếu HbA1c giảm 1%, giúp giảm 14% NMCT và Tu vong vì bất kỳ nguyên nhân.

Điều trị rối loạn lipid máu

Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường do đề kháng insulin. Từ đề kháng insulin dẫn đến rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ĐTĐ: tăng triglyceride, giảm HDL-C, tăng LDL nhỏ đậm đặc. Các yếu tố này làm gia tăng xơ vữa động mạch.

Điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ĐTĐ bao gồm: Thay đổi lối sống: giảm cân, vận động, thay đổi khẩu phần ăn; kiểm soát chặt ĐH; điều trị bằng Thu*c: statins, fibrates, nicotinic acide.

Điều trị bệnh tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường

Mục tiêu điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ là đưa mức huyết áp xuống dưới 130/80 mmHg. Điều trị THA là 1 trong 4 điều trị thiết yếu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và biến cố ĐMV ở bệnh nhân ĐTĐ.

Theo Dự án quốc gia phòng chống bệnh Đái tháo đường
Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-ngua-bien-chung-tim-mach-o-benh-nhan-dai-thao-duong-n11063.html)

Tin cùng nội dung

  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY