Mỹ phẩm hôm nay

Mỹ phẩm là những sản phẩm được bôi, xoa lên bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể người (ví dụ như da, tóc, móng tay, môi...) để làm sạch, bảo vệ da, làm đẹp thẩm mỹ. Trong xã hội ngày nay, do nhu cầu của con người đối với mỹ phẩm ngày càng tăng cao, các nguyên liệu ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm cũng ngày càng đa dạng.

Phòng tránh dị ứng hóa mỹ phẩm

Hóa mỹ phẩm là những chất mà chúng ta dùng hàng ngày như: Mỹ phẩm, xà phòng, nước hoa… Vậy khi bị dị ứng với các chất này thì xử trí như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng bệnh này, phổ biến là do: Dùng quá liều lượng; sai phương pháp, sai chỉ định (chẳng hạn việc sử dụng khi da đang bị tổn thương); làn da không dung nạp hoạt chất của mỹ phẩm; sản phẩm chất lượng kém, hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, phản ứng của da người bệnh đối với mỗi loại là khác nhau, phụ thuộc vào đặc tính miễn dịch từng cơ thể.

Thông thường, bệnh lý có triệu chứng rất rõ ràng như: Ngứa ngáy, nổi mẩn mụn, phát sinh đau đớn, bị sốt, ở một số chỗ cảm thấy như có dị vật, người bị nặng có thể có những phản ứng như váng đầu, nôn… Những người bị dị ứng với các sắc tố thì ở những chỗ có sử dụng đến hóa mỹ phẩm thấy xuất hiện những nốt mẩn mụn và các nốt lấm chấm sắc tố lắng đọng trên da, nhưng cũng có người lại bị lở loét trên da. Nặng hơn, có thể dẫn đến biến chứng tổn thương khiến da không thể phục hồi, thậm chí gây ra sốc phản vệ, dẫn đến Tu vong nếu người dùng không được điều trị kịp thời. Bởi vậy, việc biết cách phòng ngừa và xử trí khi bị là kỹ năng cần thiết, đặc biệt với chị em phụ nữ.

Hoá mỹ phẩm có thể gây dị ứng.

Các loại hóa mỹ phẩm thường gây dị ứng

Các loại xà phòng hầu hết đều chứa dung dịch kiềm (còn gọi là xút), nó có thể kích thích làm khô da và khiến cho da bạn bị dị ứng. Tình trạng da khô ráp, bong tróc da kèm theo cảm giác ngứa ngáy sau khi dùng bột giặt là triệu chứng của viêm da dị ứng tiếp xúc. Tùy từng người mà có những biểu hiện khác nhau. Trong đó thường gặp là ngứa da sau khi tiếp xúc với xà phòng giặt, tại vị trí tiếp xúc thường gặp là ở bàn tay bị viêm đỏ, nóng ran, có thể rỉ nước gây ngứa ngáy khó chịu (nhiều người không thể chịu được thường cào gãi và chà xát khiến vùng da này dày sừng). Có thể xuất hiện các thương tổn trên da như nổi dị ứng với các nốt ban, trên da có các nốt sần rõ ràng, có các mụn nước, da phồng giộp, hoặc da khô đóng mày, đóng vảy, các vết trợt da hoặc da sẫm lại… Khi đã bị dị ứng với xà phòng thì cần tránh tiếp xúc với chất này bằng cách dùng bao tay trong quá trình giặt, sau đó rửa sạch ngay.

Khi bị dị ứng, cần tránh gãi ngứa hoặc chà xát gây ra các vết trợt xước dễ nhiễm trùng da. Nếu ngứa da dữ dội bạn có thể dùng các loại kem hoặc Thu*c mỡ thoa da giúp giảm ngứa… Nếu cần dùng Thu*c, cần sự tư vấn kỹ của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ không đáng có có thể xảy ra.

Chất làm mềm vải mà chúng ta vẫn thường sử dụng trong việc giặt quần áo hàng ngày thực chất là các chất hóa học được ngụy trang bằng mùi thơm để hấp dẫn khứu giác người tiêu dùng. Chúng để lại một lớp màng gần như vô hình trên quần áo, để rồi từ từ xả hóa chất ra trên da và đương nhiên điều này sẽ rất dễ khiến cho làn da của chúng ta bị dị ứng.

Fragrance là hương liệu thường được sử dụng trong mỹ phẩm. Thông thường có 2 loại hương liệu: Một loại fragrance chiết xuất từ thiên nhiên, thường được ghi rõ là “natural fragrance”. Loại thứ hai là fragrance tổng hợp từ các chất hoá học, thường chỉ được ghi chung chung là “fragrance”. Tác hại nói đến ở đây chỉ dành riêng cho loại fragrance tổng hợp từ chất hóa học. Fragrance tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá nhanh hơn.

Dị ứng hóa mỹ phẩm có thể dẫn đến biến chứng tổn thương khiến da không thể phục hồi, thậm chí gây ra sốc phản vệ, dẫn đến Tu vong nếu người dùng không được điều trị kịp thời.

Thông thường, hương liệu được thêm vào sản phẩm chăm sóc da nhằm lấn át mùi tự nhiên không được dễ chịu cho lắm của những thành phần khác cấu tạo nên sản phẩm. Có rất nhiều quan điểm và nghiên cứu cho rằng da nhạy cảm thực sự không thể tiếp nhận những thành phần này tốt, những loại da khác có thể không có biểu hiện gì về ảnh hưởng khi dùng sản phẩm có chứa hương liệu, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy những thành phần fragrance đi vào cơ thể và lưu lại trong 1 khoảng thời gian dài sau khi chúng ta sử dụng. Mặc dù các thương hiệu có thể gọi đó là “natural fragrance” nhưng thỉnh thoảng chúng cũng có thể chứa thành phần hóa học vừa để nâng cao đặc tính sản phẩm vừa để hương liệu này dễ dàng hòa tan cùng sản phẩm.

Một trong những phản ứng phổ biến nhất mà fragrance tác động lên da dễ nhận biết nhất đó chính là các phản ứng dị ứng nhẹ khác nhau, hoặc từ viêm da, kích ứng cho đến phát ban. Trường hợp sốc phản vệ thường rất hiếm gặp phải.

Cách nhận ra fragrance tổng hợp trong mỹ phẩm là có mùi hương nồng. Cách thử sản phẩm là nên bôi sản phẩm lên 1 vùng da mỏng trong 24 giờ trước khi chính thức sử dụng để đảm bảo làn da hoàn toàn thích hợp với sản phẩm.

Dầu khoáng được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc dưỡng ẩm cho da. Thành phần này nằm trong top những thành phần giúp giảm lượng nước tự nhiên thoát khỏi bề mặt da vì chúng bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Dầu khoáng dùng trong mỹ phẩm không giống với những chất được dùng trong công nghiệp. Loại dầu khoáng này đã được tinh chế - loại bỏ các tác nhân gây ung thư.

Dầu khoáng có thể tạo thành một rào cản dầu trên da, ngăn chặn sự bốc hơi và giữ cho làn da được ẩm. Tuy nhiên, nó được biết là nguyên nhân gây dị ứng da và không hề thân thiện với môi trường. Điều đáng nói là thành phần này rất hay được sử dụng trong các loại kem dưỡng ẩm bởi nó tương đối rẻ. Chất này thường được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm (vaseline là dầu bôi trơn phổ biến nhất).

Nếu thấy làn da bắt đầu có dấu hiệu ngứa, rát hoặc tấy đỏ, hãy rửa nơi tiếp xúc với hóa mỹ phẩm thật sạch với nước mát. Tiếp theo dùng kem dưỡng da dịu nhẹ, dưỡng ẩm da. Nếu vùng dị ứng không được cải thiện, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu và nhớ kể về các sản phẩm đã dùng, dẫn đến hiện tượng dị ứng. Bác sĩ da liễu sẽ có biện pháp trung hòa và làm dịu tổn thương cũng như kê đơn Thu*c khi cần thiết.

Sử dụng găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

Phòng ngừa dị ứng hóa mỹ phẩm

Nếu dị ứng với xà phòng giặt, dầu rửa bát… thì nên tránh tiếp xúc trực tiếp bằng cách đi găng tay mỗi khi sử dụng. Đối với mỹ phẩm thì nên sử dụng sản phẩm chất lượng và phù hợp với da của mỗi người. Để biết được sản phẩm nào phù hợp, trước khi sử dụng bạn cần:

Nên thử dùng sản phẩm đối với những mỹ phẩm mới sử dụng lần đầu tiên: Thoa mỹ phẩm vào vùng da ở mặt trong cánh tay và để tối thiểu 24 giờ. Nếu không có phản ứng thì có thể yên tâm dùng tiếp.

Đọc kỹ nhãn mác, thành phần có trong sản phẩm, nếu chứa thành phần dị ứng với cơ thể thì không dùng.

Không mua các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, hoặc ham rẻ mà mua theo lời đồn đại của người thân, bạn bè. Tốt nhất nên chọn mua các loại mỹ phẩm quen thuộc, có thành phần đơn giản và đảm bảo không bị kích ứng da.

Đối với nước hoa, không xịt trực tiếp lên da, đầu mà nên xịt lên quần áo, khăn tay để hạn chế nguy cơ dị ứng.

Vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng mỹ phẩm, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

Không lạm dụng mỹ phẩm hoặc dùng chung với người khác, không tự ý dùng mỹ phẩm tự pha chế, trộn lẫn.

Khi thấy dị ứng cần đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng lâu dài. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin C, trái cây, giữ gìn vệ sinh… để tăng cường miễn dịch cơ thể chống lại phản ứng dị ứng.

DS. Lan Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phong-tranh-di-ung-hoa-my-pham-n155545.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY