Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Phòng tránh táo bón ở trẻ nhỏ

Táo bón là rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có kiến thức đầy đủ về táo bón cũng như biết cách phòng ngừa và điều trị táo bón kịp thời, hiệu quả...

táo bón là gì?

táo bón là một vấn đề về tiêu hóa phổ biến đặc biệt ở trẻ trong độ tuổi từ 0-5 tuổi, trong đó sự vận động đường ruột khó khăn dẫn tới tình trạng khó đi tiêu, phân khô cứng, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc số lần đi tiêu ít…

Trẻ được chẩn đoán táo bón nếu đi tiêu ít hơn 3 lần/ tuần (với trẻ sơ sinh là 2 lần/ngày). Khi đi tiêu trẻ thấy đau đớn, căng thẳng do phân khô cứng, gồ ghề và phải gắng sức. Các trường hợp táo bón nghiêm trọng, thậm chí có thể thấy vết máu trong phân của trẻ.

Trên thực tế, 90-95% trường hợp táo bón gặp ở trẻ em là táo bón chức năng. táo bón chức năng thường không tìm thấy những bất thường đường tiêu hóa, không có tổn thương thực thể. Những nguyên nhân chủ yếu gây nên táo bón ở trẻ">táo bón ở trẻ em do: Chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, lười vận động, trẻ không chịu đi tiêu. Khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện hay khi sử dụng sữa công thức không phù hợp, táo bón cũng có thể xảy ra đối với cả trẻ sơ sinh.

Xử trí táo bón kịp thời và hiệu quả

Khi thấy con bị táo bón, các bà mẹ thường lo lắng và tìm mọi cách giúp con nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau đớn và khó chịu do táo bón gây ra. Sử dụng các Thu*c thụt tháo hoặc các Thu*c nhuận tràng làm mềm phân là lựa chọn đầu tiên của mẹ để giúp trẻ đi tiêu thuận lợi. Tuy nhiên, việc thụt tháo không giải quyết triệt để nguyên nhân gây táo bón. Thụt tháo thường xuyên khiến tổn thương hậu môn, làm mất phản xạ đi tiêu của trẻ và gây lệ thuộc Thu*c. Sử dụng các Thu*c nhuận tràng dài ngày có thể dẫn tới mất nước và điện giải do đó hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Điều trị triệt để táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần đi từ nguyên nhân. May mắn rằng, hoàn toàn có thể điều trị táo bón cho trẻ bằng những biện pháp tự nhiên, đơn giản và quen thuộc.

Bổ sung chất xơ tự nhiên: Khoảng 10-15g chất xơ trong chế độ ăn là tốt với tình trạng táo bón của trẻ. Bổ sung chất xơ cho con bằng chế độ ăn nhiều rau quả, các loại hạt đậu hay ngũ cốc nguyên cám hoặc các loại nước ép rau quả.

Uống nước thường xuyên: Trẻ cần cung cấp đầy đủ chất lỏng mỗi ngày. Trẻ thường không thích nước lọc, do đó sữa, nước ép trái cây có thể là những lựa chọn thay thế thích hợp.Các mẹ có thể tham khảo lượng chất lỏng cần cho bé mỗi ngày theo hướng dẫn dưới đây:

Rèn luyện thói quen đi vệ sinh: Khuyến khích và rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh khoảng 5-10 phút sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp lấy lại phản xạ đi tiêu cho trẻ, hoàn toàn có lợi cho sức khỏe tiêu hóa của trẻ.

Tăng cường vận động: Vận động cơ thể cũng giúp cho vận động ruột trơn tru và hiệu quả. Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ có thể áp dụng những bài tập nhẹ nhàng: Đặt con ở tư thế nằm, giữ chân co đầu gối và nhẹ nhàng di chuyển chân của bé như đang đạp xe.

Kết hợp việc bổ sung chất xơ, bổ sung nước với việc tập thói quen vận động, thói quen đi vệ sinh là cách đơn giản, an toàn và hiệu quả để điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chỉ cần các mẹ nhớ theo dõi sinh hoạt của con và giúp con điều chỉnh theo những biện pháp trên thì mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm rằng, táo bón không thể gây ra phiền toái cho trẻ nữa.

DS. Tuệ Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-tranh-tao-bon-o-tre-nho-n134924.html)

Chủ đề liên quan:

hoa quả táo bón trẻ em trẻ nhỏ

Tin cùng nội dung

  • Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY