Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh cho bé sơ sinh 10 ngày tuổi

Khi đang mang thai bé ở tuần thứ 32 của thai kỳ bố mẹ bé nhận được kết luận từ bác sỹ trong một lần khám thai, thai nhi có dị tật bàn chân khoèo chân phải.

Sáng ngày 19/09/2020, khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa hùng vương - phú thọ đã thực hiện điều trị bằng bó bột phương pháp ponseti phục hồi chức năng bàn chân phải khoèo bẩm sinh cho bé sơ sinh 10 ngày tuổi có địa chỉ tại huyện tân lạc tỉnh hòa bình.

Khi đang mang thai bé ở tuần thứ 32 của thai kỳ bố mẹ bé nhận được kết luận từ bác sỹ trong một lần khám thai, thai nhi có dị tật bàn chân khoèo chân phải.

Mẹ bé cho biết: "lúc đó nghe kết luận của bác sỹ thật sự anh chị rất lo lắng cho con và tìm cách để điều trị cho con khi trào đời. vô tình trong một lần khi đang xem facebook chị đọc được thông tin tại bệnh viện hùng vương có nắn chỉnh bàn chân khoèo cho bé 3 ngày tuổi, anh chị đã tìm cách liên hệ với bệnh viện và được bác sỹ tư vấn về phương pháp điều trị cho bé. ngay sau sinh 10 ngày, bé cứng cáp hơn gia đình đã đưa bé từ hòa bình đến bệnh viện hùng vương điều trị".

Khi đến bệnh viện, bé đã được nhập viện điều trị tại khoa chẩn thương chỉnh hình, các bác sỹ tư vấn điều trị cho bé thực hiện bảo tồn bằng bó bột theo phương pháp ponseti bàn chân phải. các bước nắn và bó bột này được lặp lại mỗi tuần, trong vòng 6-7 tuần. dần dần bàn chân sẽ trở về trục S*nh l*. sau khi tháo bột lần cuối, bé cần mang giầy chỉnh hình, nếu tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bàn chân phải sẽ trở về gần như bên chân lành.

Các bác sỹ khoa chấn thương chỉnh hình cho biết bàn chân khoèo bẩm sinh là một dị tật bàn chân đã xảy ra trong thời gian người mẹ đang mang thai. có nhiều nguyên nhân gây ra dị tật này như do di truyền, khiếm khuyết của mầm xương, tư thế nằm trong bụng mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Bàn chân khoèo nếu phát hiện sớm thì khả năng phục hồi sẽ gần như ban chân lành. phương pháp điều trị chủ yếu là chỉnh hình tật chân khoèo bẩm sinh bằng bó bột phương pháp ponseti.

Hiện tại bé đang được theo dõi sức khỏe tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện và sẽ ra viện vào ngày mai, sau 1 tuần bé sẽ đến bệnh viện tiếp tục thực hiện thay bột, chỉnh hình.

Nguồn tin: Bệnh viện Hùng Vương

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/phuc-hoi-chuc-nang-ban-chan-khoeo-bam-sinh-cho-be-so-sinh-10-ngay-tuoi-20200920202256298.chn)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY