Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Polyp mũi: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Polyp mũi là tình trạng niêm mạc mũi bị kích ứng, viêm kéo dài dẫn đến hình thành polyp. Xem ngay bài viết của thuocdantoc.vn để hiểu hơn về căn bệnh này.

polyp mũi là khối u lành tính xuất hiện bên trong mũi, nó phát triển và chiếm gần hết hốc mũi gây nên triệu chứng nghẹt mũi. nếu polyp xuất hiện cùng lúc ở hai hốc mũi có thể khiến bệnh nhân không thở được và mất dần khả năng ngửi.

I. Bệnh polyp mũi là gì?

Polyp mũi là khối u lành tính, không gây đau xuất hiện trong hốc mũi và được hình thành từ niêm mạc của các xoang hoặc mũi. polyp mũi thường do hậu quả của viêm xoang mãn tính hoặc viêm mũi dị ứng không được điều trị triệt để, cũng có thể do phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các vi nấm và tác nhân gây hại.

Polyp mũi thường gặp nhiều ở bệnh nhân trên 40 tuổi hoặc trẻ em mắc các bệnh như viêm mũi, viêm xoang dị ứng do nấm, hen phế quản, xơ nang phổi. bệnh có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào. tuy nhiên, khi khối u lớn lên chúng có thể gây khó thở, không ngửi được và gây nhiễm trùng thường xuyên.

II. Triệu chứng điển hình của polyp

Các dấu hiệu phổ biến của bệnh polyp mũi:

    Chảy nước mũi.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu các triệu chứng nêu trên kéo dài quá 10 ngày các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. bên cạnh đó, đến ngay bệnh viện để thăm khám khi gặp phải các dấu hiệu sau:

    Triệu chứng bệnh đột ngột trở nên xấu đi.

III. Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành polyp mũi

Người bệnh bị polyp mũi có thể là do các tác nhân dưới đây:

    Viêm xoang tái đi tái lại nhiều lần hoặc do mãn tính.
    Hen suyễn.

IV. Đối tượng nào dễ bị bệnh polyp mũi?

Bất cứ ai cũng có thể mắc polyp mũi. tuy nhiên, bệnh khá phổ biến ở những người lớn trên 40 tuổi và khả năng nam giới bị polyp mũi cao hơn nữ giới gấp 2 lần. trẻ em dưới 10 tuổi hiếm khi bị bệnh.

Bên cạnh đó, polyp mũi có liên quan đến bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính, dị ứng Thu*c aspirin, xơ nang,… vì vậy, những người mắc phải các căn bệnh đường hô hấp nêu trên thường có nguy cơ bị polyp mũi rất cao.

V. Biến chứng của polyp mũi

Polyp mũi đơn độc và nhỏ thường không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào và ít khi gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu polyp lớn hoặc đa polyp có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như:

    Nghẹt thở dẫn đến ngưng thở khi ngủ.

VI. Chẩn đoán bệnh polyp mũi

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách khám tổng quá, khám mũi hoặc đặt câu hỏi. bên cạnh đó, polyp có thể được nhìn thấy bằng các xét nghiệm, thủ thuật. cụ thể:

    Nội soi mũi: Phương pháp này được sử dụng khi polyp mũi nằm quá sâu bên trong hốc mũi. Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi mũi (có gắn kính lúp hoặc máy ảnh nhỏ) đưa vào mũi đến khoang mũi và giúp kiểm tra chi tiết bên trong mũi và xoang.
    Nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh: Hình ảnh thu được bằng phương pháp chụp cắt lớp điện toán (CT) có thể giúp bác sĩ xác định vị trí và kích thước của polyp ở các khu vực sâu hơn của xoang. Cách làm này giúp bác sĩ đánh giá được mức độ viêm của niêm mạc mũi. Đồng thời, giúp chuyên viên y tế loại trừ các vật cản khác có thể có trong khoang mũi. Chẳng hạn như sự bất thường về cấu trúc mũi hoặc phát triển của các khối u gây ung thư.

VII. Điều trị polyp mũi như thế nào?

Trong trường hợp polyp mũi nhỏ có thể dùng Thu*c để điều trị bệnh. các loại Thu*c xịt mũi chứa corticoid có thể làm giảm phản ứng viêm của niêm mạc mũi. đồng thời, giúp làm teo polyp mũi và tăng luồng không khí đi qua mũi. một số loại Thu*c chữa polyp mũi bao gồm:

    Thu*c chống viêm: Các loại Thu*c kháng viêm có thể giúp làm giảm triệu chứng tắc nghẽn nhờ làm giảm kích thước của polyp.
    Thu*c corticoid đường uống hoặc đường tiêm: Prednisone có thể được lựa chọn nếu Thu*c xịt mũi không mang lại kết quả điều trị. Nhưng đây không phải là một giải pháp lâu dài, bởi tác dụng phụ mà corticoid gây ra  có thể làm tăng huyết áp, ứ dịch nhầy và tăng nhãn áp.

Nếu những triệu chứng polyp mũi vẫn không được cải thiện mà còn gây ra nhiều biến chứng, lúc này phẫu thuật cắt bỏ polyp là điều hoàn toàn cần thiết. tùy thuộc vào kích thước, vị trí và số lượng của khối polyp mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật hợp lý.

Phẫu thuật nội soi thường được áp dụng để cắt khối polyp lớn và nằm sâu trong hốc mũi. bên cạnh đó, biện pháp này không chỉ giúp loại bỏ polyp mũi mà còn giúp mở rộng phần xoang nơi polyp thường hình thành. sau khi cắt bỏ polyp mũi, bệnh nhân nên dùng nước muối để vệ sinh mũi, tránh trường hợp polyp mũi quay trở lại. ngoài ra, có thể sử dụng Thu*c xịt mũi hoặc Thu*c chống dị ứng để phòng ngừa polyp phát triển.

VIII. Phòng chống bệnh polyp mũi

Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát bằng những gợi ý sau:

    Kiểm soát tốt bệnh hen suyễn và dị ứng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/polyp-mui)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY