Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng): dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị y học cổ truyền

Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng Thu*c mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng

Đại cương

Theo quan điểm của y học hiện đại Theo y học hiện đại, bản chất bệnh là phản ứng quá mẫn mà nguyên nhân chính là vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, ký sinh trùng, ăn uống thức ăn lạ và dùng dược vật (Thu*c đưa vào cơ thể) dẫn đến viêm các mao động mạch - tĩnh mạch, viêm các tiểu huyết quản làm cho tăng tính thấm thành mạch và dãn mạch. Bệnh hay gặp ở nhi đồng và thanh niên, đa số có triệu chứng ở khớp, ở vùng bụng và ở thận; tiểu cầu, thời gian máu đông, máu chảy bình thường.

Nghiệm pháp dây thắt ( ); sức bền thành mạch giảm, tốc độ máu lắng nhanh, nước tiểu thường qui có thể thấy hồng cầu hoặc albumin và hình trụ.

Theo quan niệm của y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho rằng, bệnh là do ngoại cảm phải tà khí lục dâm, lại gặp phải lao thương quá độ tổn thương chính khí; tỳ, vị hư nhược mất chức năng thu nhiếp huyết nên huyết xuất ra ngoài mạch. Đa phần do huyết nhiệt bức huyết vong hành mà dẫn đến. Ngoài ra,Bệnh còn biểu hiện là huyết ly kinh lạc thành huyết ứ. Vì vây, đa số bệnh nhân có điểm ban ứ huyết ở lưỡi làm cho chất lưỡi xám tía, tĩnh mạch dưới lưỡi căng chướng ngoằn ngoèo, các khớp sưng, đau mỏi; nữ giới có biểu hiện đau bụng và thống kinh. Như vậy, bản chất bệnh có liên quan mật thiết với huyết ứ.

Biện chứng luận trị
Nhóm phong nhiệt phát ban

Ban xuất huyết màu tím tía đơn thuần, thời kỳ đầu đa số có viêm nhiễm đường hô hấp trên, có phát sốt, đau đầu, đau họng; rêu lưỡi mỏng; mạch phù sác.

Phương trị: sơ phong thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết.

Điều trị: “ngân kiều tán” “tang cúc ẩm” gia giảm.

Nhóm nhiệt độc phát ban

Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng Thu*c mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng, bệnh tiến triển nhanh , có sốt; rêu lưỡi mỏng vàng nhờn; mạch sác.

Phương trị: thanh nhiệt - giải độc, lương huyết chỉ huyết.

Bài Thu*c: “thanh doanh thang”, “hoá ban thang”, “thanh ôn bại độc ẩm”, “tê giác địa hoàng thang” gia giảm.

Các vị Thu*c thường được trọng dụng: tê giác, đan bì, xích thược, sơn chi, tử thảo, kim ngân hoa.

Nhóm thấp nhiệt phát ban

Phần nhiều ban mầu tía, phân bố ở hạ chi là chính, đa số bệnh nhân có đau khớp; rêu lưỡi nhờn, mạch huyền sác.

Phương trị: thanh lợi thấp nhiệt, hoạt huyết thông lạc.

Phương Thu*c: dùng “tam hoàng thang” hoặc “độc hoạt tang ký sinh thang” gia giảm.

Các vị Thu*c được trọng dụng: hoàng liên, hoàng bá, độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, thương truật, trạch tả... tần cửu, tây thảo căn.

Âm hư phát ban

Hay tái phát ban tía, kỳ nhiệt (ngũ tâm phiền nhiệt), ban tía phân bố lưa thưa.

Phương trị: dưỡng âm thanh nhiệt lương huyết chỉ huyết.

Phương Thu*c: bài Thu*c thường dùng là “lục vị địa hoàng hoàn” hoặc “đại bổ âm hoàn”.

Thu*c thường được trọng dụng: sinh địa, mạch môn, sài hồ, thanh cao, miết giáp, đan bì, xích thược, bạch thược, qui bản và mao căn tươi.

Nhóm khí bất nhiếp huyết

Ban xuất huyết phân bố không đều , lúc giảm lúc tăng nhưng thường là ban ứ, huyết căng; kèm theo các triệu chứng: mệt mỏi thiếu lực, chất lưỡi tía, lục mạch tế nhược.

Phương trị: ích khí nhiếp huyết.

Phương Thu*c: “qui tỳ thang”.

Trọng dụng: đương qui, thục địa, đẳng sâm, hoàng kỳ, xuyên khung, viễn trí, phục thần.

Nhóm huyết ứ khí trệ

Đa phần lần đầu thấy ban xuất huyết màu hồng tía ở bụng; về sau sắc ban tía xám, lưỡi tía hoặc có ban ứ huyết ở khắp lưỡi , mạch huyền tế.

Phương trị: sơ can giải uất - hoạt huyết khư ứ.

Phương Thu*c: “khư ứ thang”, “miết giáp tiễn hoàn”, “đào hồng tứ vật thang”.

Thu*ct thường dùng: đương qui , đan sâm, đào nhân, hồng hoa, sài hồ, xuyên luyện tử, xuyên khung. Liều lượng từng vị Thu*c dùng theo biện chứng.

Thể huyết ứ thấp nhiệt

Thường có ban tía, ngứa dưới da vùng khoeo chân, hai đùi tức mỏi, căng chướng; cảm giác ngứa nhức và đau khớp; rêu lưỡi mỏng nhờn, mạch huyền .

Pháp điều trị phải hoạt huyết - khư ứ - thanh nhiệt - lợi thấp.

Bài Thu*c thường dùng: “tê giác địa hoàng thang”, “tam diệu thang” gia giảm.

Chủ dược: sinh địa, xích thược, phục linh, trạch tả, ngưu tất, hoàng bá, sa tiền tử. Liều lượng từng vị Thu*c dùng theo biện chứng.

Huyết nhiệt thương lạc

Thời kỳ đầu của bệnh, ban xuất huyết màu tía tập trung ở các huyết quản dãn to; thường nhiều ban điểm màu đỏ. Tuy nhiên, ở thể này chủ yếu là dãn các mao mạch nhỏ, triệu chứng toàn thân không rõ ràng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch sác.

Phương trị: lương nhiệt - thanh huyết, hoạt huyết, chỉ huyết.

Phương Thu*c: “tê giác địa hoàng thang” hợp “thập khôi tán”.

Thu*c trọng dùng: tê giác, sinh địa, đan bì, thược dược, quỉ hoa thán (khôi), tiên cước thảo, bồ hoàng. Liều lượng từng vị Thu*c dùng theo biện chứng.

Thể huyết ứ hiệp phong

Ban xuất huyết sắc tía mỏng không căng, nhưng ngứa nhiều hoặc trên nền ban tía sắc lúc rõ lúc mờ, có ban tía ngoài da ngứa gãi gây tổn thương da, có đám và mảng xuất huyết.

Phương trị: trừ phong - hoạt huyết.

Phương Thu*c: đương qui, tây thảo căn sinh địa, xích thược, đan sâm, tàm sa... .

Liều lượng từng vị Thu*c dùng theo biện chứng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocdongy/qua-man-tinh-tu-ban-viem-thanh-mach-di-ung/)

Tin cùng nội dung

  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY