Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Quên tái khám sau đặt stent can thiệp mạch vành, cụ ông bị nhồi máu cơ tim cấp

Sau thành công của cuộc phẫu thuật đặt stent can thiệp mạch vành cách đây 10 năm, cụ ông 76 tuổi đến từ nước Úc chủ quan không đi tái khám định kỳ dẫn đến việc bị nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng choáng tim và suy hô hấp nặng.
Êkip bác sĩ can thiệp cho người bệnh thăm lại người bệnh ngày xuất viện
Ông J.M cảm ơn ThS.BS Trần Hòa - Phó Trưởng Khoa Tim mạch can thiệp - BV Đại học Y Dược TPHCM

Mới đây, Khoa Tim mạch can thiệp BV Đại học Y Dược TPHCM đã cấp cứu thành công một người bệnh lớn tuổi đến từ nước Úc, do nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng choáng tim và suy hô hấp nặng.
Người bệnh là ông J.M. - 76 tuổi, một người có cảm tình đặc biệt với đất nước và con người Việt Nam. Ông J. đã có khoảng thời gian gần 15 năm làm việc và sinh sống tại TPHCM. Cách đây 10 năm, cũng ngay tại Khoa Tim mạch BV ĐHYD, ông J. đã được thông tim do PGS.TS.BS Trương Quang Bình - Phó Giám đốc BV thực hiện. Tại thời điểm đó, ông J. là một trong những người bệnh đầu tiên thực hiện đặt stent tại BV ĐHYD. Sau khi được can thiệp mạch vành, ông J. đã nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Lần này, ông J. được người nhà đưa đến khoa Cấp cứu BV ĐHYD trong tình đau ngực trái dữ dội, khó thở liên tục khiến người bệnh không thể nằm, huyết áp tụt dần. Kết quả đo điện tâm đồ và xét nghiệm men tim cho thấy người bệnh có tình trạng nhồi máu cơ tim cấp. Bằng sự khẩn trương, khoa Cấp cứu đã nhanh chóng chuyển người bệnh đến khoa Tim mạch can thiệp. Tại đây, ekip bác sĩ túc trực trong đêm đã kịp thời xử trí bằng các loại Thu*c trợ tim nhằm nâng huyết áp và điều trị tích cực tình trạng suy tim. Người bệnh được đặt nội khí quản, thở máy và được thực hiện chụp mạch vành cấp cứu.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy hệ động mạch vành của ông J. có những tổn thương rất nặng nề và phức tạp. Những đoạn mạch máu bên trái đã đặt stent cách đây 10 năm bị tái hẹp và xuất hiện những sang thương mới ở cả động mạch vành bên trái và phải. Đội ngũ bác sĩ của Khoa Tim mạch can thiệp đã hội chẩn và quyết định can thiệp đặt stent cấp cứu các sang thương, thủ phạm gây ra nhồi máu cơ tim cấp cho người bệnh.

Thời gian và tình trạng của ông J. như những tảng đá cheo leo trên bờ vực. Sau nhiều giờ làm việc căng thẳng, cả ê kíp can thiệp đã thở phào nhẹ nhõm khi tái thông thành công toàn bộ các mạch máu bị tắc cho người bệnh. Chỉ nửa ngày sau, ông J. đã được rút ống thở hỗ trợ. Sau một tuần, sức khỏe người bệnh đã phục hồi và ổn định. Ông J. được xuất viện và trở lại cuộc sống thường nhật.

Hiện tại, BV ĐHYD đã triển khai Phòng khám quốc tế nhằm phục vụ đối tượng khách quốc tế và người dân trong nước có nhu cầu.

Bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, cải tiến dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị… để luôn giữ vững niềm tin trong lòng người dân trong và ngoài nước.


Qua tìm hiểu, người thân ông J. cho biết: “Do chủ quan sau thành công của lần thông tim 10 năm trước nên ông không đi tái khám định kỳ, mà chỉ uống lại toa Thu*c cũ trong nhiều năm qua. Ngay khi phát hiện sự bất thường về sức khỏe của ông, gia đình đã nghĩ ngay đến BV ĐHYD.

Sự tin tưởng từ 10 năm trước đã không khiến gia đình chúng tôi thất vọng. Tác phong làm việc của các bác sĩ như những biệt đội phản ứng nhanh trong những bộ phim hành động. Họ quyết định dứt khoát, hành động rất nhanh nhưng chuẩn xác và chuyên nghiệp trong từng thao tác. Trong tình huống căng thẳng đó, gia đình tôi không lẻ loi nhờ có sự động viên, chia sẻ cũng như giải thích tường tận của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện. Chuyên nghiệp trong xử trí tình huống, tận tình chăm sóc, ân cần trong thái độ phục vụ là những điều chúng tôi nhận thấy ở đây. Điều đó khiến gia đình tôi vô cùng cảm kích tập thể bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện”.
Chia sẻ về trường hợp của ông J., ThS.BS Trần Hòa - Phó Trưởng Khoa Tim mạch can thiệp BV ĐHYD cho biết: “Việc điều trị cho người bệnh này rất phức tạp vì nhiều lý do như người bệnh lớn tuổi, thừa cân, có nhiều bệnh phối hợp, đã từng bị nhồi máu cơ tim 1 lần. Khi được đưa đến bệnh viện, người bệnh đã rơi vào tình trạng suy tim cấp, suy hô hấp cấp và cả suy thận cấp, phải gây mê và máy thở hỗ trợ trong quá trình can thiệp.

Mấu chốt thành công trong cứu chữa ca bệnh này là kinh nghiệm trong việc nắm bắt và xử lý tình huống của toàn ekip, bên cạnh đó là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bác sĩ cấp cứu, bác sĩ hồi sức tim và các bác sĩ can thiệp cũng như ekip chăm sóc, hồi sức cho người bệnh sau can thiệp. Với những kiến thức, kinh nghiệm sẵn có, cùng với trang thiết bị tiên tiến, chúng tôi luôn tự tin, sẵn sàng đáp ứng việc điều trị, mang lại sự hài lòng tốt nhất cho người bệnh trong và ngoài nước”.

ThS.BS Trần Hòa cũng đưa ra lời khuyên dành cho người bệnh tim mạch: sau khi can thiệp động mạch vành, người bệnh vẫn còn có thể xảy ra các biến cố theo thời gian. Một số nguy cơ phổ biến như các stent đã đặt có thể bị tái hẹp hoặc bị tắc gây đau ngực tái phát hoặc bị nhồi máu cơ tim; người bệnh bị diễn tiến suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não… Việc tuân thủ điều trị là mấu chốt quan trọng để phòng tránh bệnh tái phát. Tuân thủ điều trị gồm có:

1. Người bệnh phải thay đổi lối sống phù hợp với bệnh lý tim mạch như: tuyệt đối không hút Thu*c lá, tập luyện thể lực thường xuyên, chế độ ăn giảm mỡ, giảm mặn…

2. Điều trị các bệnh lý đi kèm như: đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá lipid trong máu. Đây cũng là những yếu tố làm xơ vữa động mạch và gây hẹp hệ thống động mạch trong cơ thể.

3. Quan trọng nhất, người bệnh phải đi tái khám định kỳ theo hẹn. Sau đặt stent, bắt buộc người bệnh phải uống các Thu*c để phòng ngừa tắc stent gọi là các Thu*c kháng tiểu cầu. Việc tái khám định kỳ để các bác sĩ theo dõi và phát hiện sớm các tình trạng tái hẹp lại của các stent, cũng như theo dõi định kỳ chức năng tim, chức năng thận cũng như điều chỉnh các thông số sinh học khác.


Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/quen-tai-kham-sau-dat-stent-can-thiep-mach-vanh-cu-ong-bi-nhoi-mau-co-tim-cap-n385204.html)

Tin cùng nội dung

  • RFA phá hủy khối u dựa vào tác dụng của nhiệt độ. Khi tế bào ung thư ở nhiệt độ > 60oC sẽ phá hủy nhân tế bào làm tế bào ung thư không còn khả năng nhân đôi.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Tôi đi tái khám trước vài ngày có được không (tôi có BHYT)? Vì tôi có công việc đột xuất không khám đúng ngày BS chỉ định được. Nếu tái khám trễ vài ngày thì không có Thu*c uống tiếp. Xin cảm ơn! (Kim Dien)
  • Ba tôi năm nay 64 tuổi, đang điều trị cao huyết áp 3 năm rồi, hiện giờ huyết áp ổn định. Tuy nhiên, ba tôi hút Thu*c lá đã hơn 30 năm, gần đây ông thỉnh thoảng có cơn đau thắt ở ngực bên trái nên BS khuyên đi chụp CT động mạch vành. Do ba tôi lớn tuổi nên muốn khám dịch vụ cho nhanh. Nhờ Mangyte hướng dẫn những việc cần chuẩn bị, kinh phí, địa chỉ khám… Cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Hưng Thịnh – quận 12, TPHCM)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Nong động mạch cảnh (Carotid angioplasty) là một thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ. Động mạch cảnh là động mạch nằm ở hai bên vùng cổ và là động mạch chính cấp máu cho não. Thủ thuật này liên quan đến việc luồn và bơm phồng một bóng nhỏ để nong và mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY